Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.52 KB, 166 trang )
- Ngược lại, nếu ∃x ∈ U\U’ mà x không biểu diễn tuyến tính qua các vectơ của U ’ thì
hệ U’ không là hệ con độc lập tuyến tính cực đại của U. Khi đó, hệ U ’ ∪ {x} độc lập
tuyến tính. Ta chuyển sang bước 2
Bước 2: Kiểm tra hệ U’ ∪ {x} có là hệ con độc lập tuyến tính cực đại của hệ
U hay không tương tự như kiểm tra đối với hệ U’ ở bước 2.
Cứ tiếp tục quá trình này sau một số hữu hạn bước ta sẽ tìm được hệ con độc lập
tuyến tính cực đại của hệ U.
Định lý 1. Nếu hệ U’ là một hệ con độc lập tuyến tính cực đại của hệ U ⊂ E thì mọi
vectơ của hệ U đều biểu diễn tuyến tính một cách duy nhất qua các vectơ của hệ U’.
Chứng minh
Theo định nghĩa hệ con độc lập tuyến tính cực đại của U nên mọi x ∈ U đều là tổ hợp
tuyến tính của U’.
Giả sử véc tơ x ∈ U có hai biểu diễn tuyến tính qua hệ U’ = {v1; v2; … ; vp}; trong đó
p
p
p
i =1
i =1
i =1
vi ∈ U (i = 1, 2, …, p); tức là x = ∑ k i v i = ∑ h i v i ⇔ ∑ (k i − h i ) v i = 0 . Do U’ là độc lập
tuyến tính nên ki = hi với mọi i. Vậy x là tổ hợp tuyến tính duy nhất của U’.
Định lý 2. Số vectơ của mọi hệ con độc lập tuyến tính cực đại của hệ U ⊂ E là bằng
nhau.
Chứng minh
Giả sử U1; U2 là hai hệ con độc lập tuyến tính cực đại của hệ véc tơ U có số véc tơ
tương ứng là m, p. Giả sử m > p. Do U 2 là hệ con độc lập tuyến tính cực đại của U nên
mọi véc tơ của U1 đều biểu thị tuyến tính qua hệ U 2 nên theo định lý 3.7 thì U 1 là hệ phụ
thuộc tuyến tính. Điều này trái với giả thiết. Suy ra m ≤ p . Thay đổi vai trò của m cho p
và U1 cho U2 ta suy ra m = p.
b) Hạng của một hệ vectơ
Định nghĩa 2. Số vectơ trong một hệ con độc lập tuyến tính cực đại của hệ U ⊂ E
được gọi là hạng của hệ vectơ U. Ký hiệu là r(U).
Quy ước r{θ} = 0.
Ví dụ 2. Trong không gian R3, tìm hạng của hệ véc tơ
U = {u1 = (1; 2; -1); u2 = (2; 1; -3); u3 = (3;3; - 4)}
Giải:
42
Theo ví dụ 1, các hệ con độc lập tuyến tính cực đại của U đều có 2 véc tơ nên
r(U) = 2.
Định lý 3. Trong không gian véc tơ E, cho hệ vectơ {u 1, u2, …, um} và vectơ v. Khi đó
r{u1, u2, …, um} = r{u1, u2, …, um, v} ⇔ v là tổ hợp tuyến tính của các vectơ u1, u2, …, um
Chứng minh
( ⇐ ) Hiển nhiên
( ⇒ ) Đặt U = {u1, u2, …, um}
Không mất tính tổng quát U’ = {u 1; u2; ... ; uk}( k ≤ m ) là hệ con độc lập tuyến tính
cực đại của U và r(U) = k. Theo giả thiết r{u 1, u2, …, um, v} = r(U) nên nếu U’ ∪ {v} là
hệ độc lập tuyến tính thì r(U’ ∪ {v}) =r{u1, u2, …, um, v} = k + 1. Mâu thuẫn, suy ra U’
∪ {v} là hệ phụ thuộc tuyến tính . Do đó v là tổ hợp tuyến tính của hệ U’; và cũng là tổ
hợp tuyến tính của U.
Từ định nghĩa và định lý trên ta suy ra chú ý sau:
Chú ý 2.
i) Hệ vectơ U = {u1, u2, …, um} ⊂ E độc lập tuyến tính ⇔ r(U) = m.
ii) Hệ vectơ U = {u1, u2, …, um} ⊂ E phụ thuộc tuyến tính ⇔ r(U) < m.
iii) Hạng của một hệ vectơ không thay đổi nếu ta thêm vào hệ đó vectơ θ; hoặc nhân
một véc tơ với một số khác 0; hoặc đổi chỗ hai véc tơ của hệ cho nhau;hoặc thêm vào hệ
đó một véc tơ là tổ hợp tuyến tính của các véc tơ của chính hệ đó.
Chú ý này cũng cung cấp cho chúng ta cách thứ 2 để xét sự độc lập tuyến tính và sự
phụ thuộc tuyến tính của hệ véc tơ bằng cách đưa về xét hạng của hệ véc tơ đó.
Định lý 4. Nếu A là ma trận cấp m x n: A = [a ij]m x n thì hạng của ma trận A chính là
hạng của hệ véc tơ dòng của ma trận đó (hay cũng chính là hạng của hệ véc tơ cột của ma
trận đó).
Chứng minh:
Giả sử U = {d1, d2, ... , dm} là hệ véc tơ dòng của ma trận A; trong đó
di = (ai1; ai2; ... ; ain) (i = 1, m )
• Nếu r(U) = r thì từ tính chất của định thức và định nghĩa hạng của ma trận ta có
r(A) = r.
• Bây giờ xét trường hợp ngược lại, nếu r(A) = r, cần chứng minh rằng r(U) = r.
43
Không mất tính tổng quát tồn tại một định thức con cấp r ở góc trên bên trái của ma trận
12...r
A khác 0: D = D12...r
a 11
a
= 21
...
a r1
a 12
a 22
...
a r2
... a 1r
... a 2 r
≠0
... ...
... a rr
Do D ≠ 0 nên r dòng đầu d1, d2, ..., dr của A là độc lập tuyến tính. Vì nếu chúng phụ thuộc
tuyến tính thì các dòng của D phụ thuộc tuyến tính, điều này kéo theo D = 0.
Ta sẽ chứng minh rằng hệ V = {d1, d2, ..., dr} là hệ con độc lập tuyến tính cực đại của U.
Hay mọi véc tơ dh ( r + 1 ≤ h ≤ m ) đều là tổ hợp tuyến tính của hệ véc tơ V.
Với mỗi i = 1, 2, ... , n lập định thức cấp r + 1:
a 11
a 21
∆ i = ...
a r1
a h1
a 12
a 22
...
a r2
a h2
...
...
...
...
...
a 1r
a 2r
...
a rr
a hr
a 1i
a 2i
...
a ri
a hi
+) Nếu 1 ≤ i ≤ r thì ∆ i = 0 vì định thức có 2 cột giống nhau
+) Nếu r < i ≤ n thì ∆ i là một định thức cấp r + 1 của ma trận A có r(A) = r nên ∆ i = 0
Khi đó, khai triển ∆ i theo cột cuối ta có
a1iF1 + a2iF2 + ... + ariFr + ahi.D = 0
Trong đó, Fj (j = 1, 2, 3, ..., r) là phần bù đại số của phần tử a ij (số này không phụ thuộc
vào i), còn phần bù đại số của ahi chính là D ≠ 0. Nên ta có
a hi =
Đặt k j =
− Fj
D
− F1
− F2
− Fr
a 1i +
a 2i + ... +
a ri (1 ≤ i ≤ n )
D
D
D
(1 ≤ j ≤ r ) thì ta có dh = k1d1+ k2d2 + ... + krdr. Hay véc tơ dh là tổ hợp tuyến
tính của hệ véc tơ V. Nên r(U) = r.
Định lý này là cơ sở cung cấp cho chúng ta phương pháp tìm hạng của hệ véc tơ
trong không gian Rn.
Cách tìm hạng của hệ véc tơ trong Rn:
Cho hệ véc tơ U = {u1, u2, …, um} ⊂ Rn. Với mỗi i, ta có
44
a 11
a
21
ui = (ai1, ai2, ... , ain); i = 1, 2, 3, … , n. Ma trận A =
...
a m1
a 12
a 22
...
a m2
... a 1n
... a 2 n
(với dòng thứ i
... ...
... a mn
của A là toạ độ của véc tơ u i). Ma trận A được gọi là ma trận liên kết với hệ véc tơ U. Khi
đó r(U) = r(A).
Từ đây, việc tìm hạng của hệ véc tơ U đưa về tìm hạng của ma trận A.
Ví dụ 3. Trong không gian R4, tìm hạng của hệ véc tơ U = {u1, u2, u3, u4}
u1 = (1; -2; 3; 4); u2 = (1; -1; 2; -1); u3 = (2; - 3; 5; 3); u4 = (4; -5; 9; 1)
Giải:
Ta có ma trận liên kết với hệ véc tơ U:
1 − 2 3 4
1 − 1 2 − 1
A=
2 − 3 5 3
4 − 5 9 1
Biến đổi ma trận này về dạng bậc thang, ta được
4
4
1 − 2 3 4
1 − 2 3
1 − 2 3
1 − 1 2 − 1 −d1 +d 2 0 1 − 1 − 5 −d 21 +d 3 0 1 − 1 − 5
→
→
=B
A=
2 − 3 5 3 −2 d1 +d 3 0 1 − 1 − 5 −3d 2 + d 4 0 0
0
0
−4 d1 +d 4
0
0
4 − 5 9 1
0 3 − 3 − 15
0 0
Nên r(A) = r(B) = 2. Suy ra r(U) = 2
Chú ý 3. Từ mối liên hệ về hạng của hệ véc tơ U và hạng của ma trận A, ta có nhận
xét: +) r(A) = m ⇔ hệ véc tơ U độc lập tuyến tính
+) r(A) < m ⇔ hệ véc tơ U phụ thuộc tuyến tính
Ví dụ 4. Trong không gian R4, tìm m để hệ véc tơ U sau có hạng bằng 3
U = {u1 = (1; -2; 3; 4); u2 = (1; -1; 2; -1); u3 = (3; -5; 8; m); u4 = (3; - 4; 7; -2m + 12) }
Giải:
Gọi A là ma trận liên kết với hệ véc tơ U. Bài toán đưa về tìm m để r(A) = 3
4
1 − 2 3
1 − 1 2
−1
. Biến đổi sơ cấp đưa ma trận A về dạng bậc thang
A=
Ta có
3 − 5 8
m
3 − 4 7 − 2m + 12
45
4
4
4
1 − 2 3
1 − 2 3
1 − 2 3
1 − 1 2
−d1 +d 2 0 1 − 1
− 2 d 3 + d 4 0 1 − 1 − 5
−1
−5
=B
A=
→
→
3 − 5 8
−3d1 +d 3 0 1 − 1
m
m − 12 −d 2 +d 3 0 0
0 m − 7
−3d1 +d 4
0
0
3 − 4 7 − 2m + 12
0 2 − 2 − 2m + 24
0 0
Ma trận B là ma trận dạng bậc thang.r(A) = r(B) = 3 khi và chỉ khi m ≠ 7 .
Vậy hệ véc tơ U có r(U) = 3 khi và chỉ khi m ≠ 7 .
2. Cơ sở và số chiều của không gian véc tơ
Định nghĩa 3.
Hệ véc tơ U = {u1, u2, ... , um} là một cơ sở của không gian véc tơ E nếu thoả mãn 2
điều kiện:
(i) Hệ U là hệ độc lập tuyến tính
(ii) Hệ U là hệ sinh của E, tức là với mọi véc tơ x ∈ E thì x là tổ hợp tuyến tính của
hệ véc tơ U.
Khi đó, người ta nói E có số chiều bằng m và ký hiệu dimE = m. E được gọi là không
gian véc tơ hữu hạn chiều.
Trong trường hợp ngược lại nếu trong E không tồn tại một hệ véc tơ U có hữu hạn véc
tơ thoả mãn 2 điều kiện (i) và (ii) thì E được gọi là không gian vô hạn chiều.
Không gian { θ} có số chiều bằng 0, cơ sở của không gian véc tơ là không duy nhất.
Ví dụ 5. Trong không gian Rn, cho hệ vectơ {e1 = (1, 0, …, 0), e2 = (0, 1, 0, …, 0), …,
en = (0, …, 0, 1)}.Chứng minh hệ U= {e 1, e2, …, en} là một cơ sở của Rn và tìm chiều của
Rn.
Giải:
Mọi vectơ x = (x1, x2, …, xn) ∈ R n đều có biểu diễn tuyến tính theo các vectơ e 1, e2, …,
en:
x = (x1, x2, …, xn) = x1(1, 0, …, 0) + x2(0, 1, 0, …, 0) + … + xn(0, …, 0, 1)
= x1e1 + x2e2 + … + xnen.
Xét phương trình k1e1 + k2e2 + … + knen = 0
⇔ k 1 (1, 0, ... , 0) + k 2 (0,1, ... , 0) + ... + k n (0, 0, ... ,1) = (0, 0, ... , 0) ⇔ ( k 1 , k 2 , ... , k n ) = ( 0, 0, ..., 0 )
⇔ k1 = k2 = … = kn = 0
Vậy hệ véc tơ {e1, e2, …, en} là độc lập tuyến tính
Vậy hệ {e1, e2, …, en} là một cơ sở của Rn, người ta gọi là cơ sở chính tắc của R n và
dim(Rn) = n.
46
Định lý 5. Hệ véc tơ U = {u1, u2, ... , um} là cơ sở của không gian véc tơ E khi và chỉ
khi mọi x ∈ E đều tồn tại duy nhất các số x1, x2, ... , xm sao cho
x = x1u1 + x2u2 + ... + xmum (*)
Khi đó, cặp m số (x1; x2; ... ; xm) được gọi là toạ độ của véc tơ x đối với cơ sở U
Chứng minh:
( ⇒ ) Với mọi x ∈ E , do U là cơ sở của E nên luôn viết được: x = x 1u1 + x2u2 + ... +
xmum. Giả sử x viết được dưới dạng khác: x = y1u1 + y2u2 + ... + ymum thì
x1u1 + x2u2 + ... + xnun = y1u1 + y2u2 + ... + ymum
⇔ (x1 − y1 )u1 + (x 2 − y 2 )u 2 + ... + (x m − y m )u m = 0 . Do hệ véc tơ U là độc lập tuyến
tính nên suy ra x1 = y1; x2 = y2; ... ; xm = ym. Hay biểu diễn (*) là duy nhất.
( ⇐ ) Giả sử có biểu diễn duy nhất (*), ta cần chứng minh hệ véc tơ U là cơ sở của E.
Trước hết U là hệ sinh của E.
Bây giờ chỉ cần chứng minh U là hệ độc lập tuyến tính
Thật vậy, xét k1u1 + k2u2 + ... + kmum = 0 (**)
Mặt khác, ta còn có 0.u1 + 0.u2 + ... + 0.um = 0 (***)
Từ (**) và (***) suy ra k1 = 0, k2 = 0, ... , km = 0.
Hay hệ véc tơ U là độc lập tuyến tính
Định lý 6. Cho không gian véc tơ E với cơ sở U = {u 1, u2, ... , um}. Nếu V = {v1,
v2, ... , vp} (p < m) thì có thể chọn m – p véc tơ thích hợp trong U bổ sung vào V để được
một cơ sở mới của E.
Chứng minh
Nếu mọi phần tử của U đều là tổ hợp tuyến tính của V thì theo hệ quả 3.6 ta có m ≤ p
mâu thuẫn với p < m. Do đó, có ít nhất một phần tử của U không là tổ hợp tuyến tính của
V chẳng hạn là vp + 1, hay hệ {v1, v2, ... , vp, vp+1} là độc lập tuyến tính
Nếu p + 1 = m thì suy ra điều phải chứng minh.
Còn nếu p + 1 < n thì lập luận tương tự như trên, suy ra tìm được véc tơ v p+2 của U để
hệ {v1, v2, ... , vp, vp+1, vp+2} là độc lập tuyến tính.
Quá trình trên cứ tiếp tục cho đến khi số phần tử của hệ véc tơ mới đủ bằng m. Hay
tìm được một cơ sở của E.
Từ định lý này ta suy ra hệ quả sau:
Hệ quả: Trong không gian véc tơ E có số chiều dimE = m
(i) Mọi hệ véc tơ độc lập tuyến tính có m véc tơ đều là cơ sở của E
47
(ii) Mọi hệ độc lập tuyến tính của E có nhiều nhất m véc tơ
(iii) Mọi hệ sinh của E có m véc tơ đều là cơ sở của E
(iii) Bất kỳ cơ sở nào của E cũng có m véc tơ
Ví dụ 6. Trong không gian R3, tìm m để hệ véc tơ sau là cơ sở của R3
U = { u 1 = (1; 2;1); u 2 = (1;3;−1); u 3 = ( 2; 5; m)}
Giải:
Ta có U là hệ có 3 véc tơ trong không gian R3 nên U là cơ sở của R3 thì U phải là hệ
độc lập tuyến tính.
1 2 1
1 2 1
1 3 − 1
Mà ma trận liên kết với hệ véc tơ U là: A =
có A = 0 1 − 2 = m
2 5 m
0 0 m
Nên U độc lập tuyến tính ⇔ A ≠ 0 ⇔ m ≠ 0
48
§4. Không gian vectơ con
1.Khái niệm về không gian véc tơ con
Cho không gian véc tơ E với hai phép toán cộng véc tơ và nhân một số với một véc tơ
Định nghĩa 1. Cho W ⊂ E, W ≠ ∅. Nếu với hai phép toán trên W cũng là không gian
véc tơ thì W được gọi là không gian con của V
Như vậy muốn chứng minh W ⊂ E là không gian con của E ta phải chứng minh rằng
bản thân W với hai phép toán: cộng hai véc tơ và nhân véc tơ với một số trong V cũng
thoả mãn 8 tiên đề của không gian véc tơ.
Ví dụ 1. Các tập hợp E, { θ } là các không gian con của E
Định lý sau là cơ sở để chứng minh W ⊂ E là một không gian con của V đơn giản
hơn.
Định lý 1. Cho W ⊂ E, W ≠ ∅.
W được gọi là không gian vectơ con của E cần và đủ là W thoả mãn hai điều kiện sau
đây :
a) ∀u, v ∈ W thì u + v ∈ W
b) ∀u ∈ W, ∀λ ∈ R thì λu ∈ W
Chứng minh
( ⇒ ) Nếu W là không gian con của E thì W thoả mãn 8 tiên đề của không gian véc tơ
nên đương nhiên sẽ thoả mãn a) và b).
( ⇐ ) Ngược lại giả sử a) và b) thoả mãn. Khi đó các tiên đề i), ii), v), vi), vii), viii) đã
thoả mãn trong E thì cũng thoả mãn trong W. Nên bây giờ ta chỉ cần chứng minh các
tiên đề iii) và iv) cũng thoả mãn trong W.
Thật vậy với u ∈ W, ta có θ = 0.u ∈ W , - u = (-1). u ∈ W (theo b)). Do đó, trong W ta
có: u + θ = θ + u = u
(-u) + u = u + (- u) = [1 + (-1)]u = 0u = θ
Vậy W là không gian con của E
Chú ý 1. Mọi không gian vectơ con của E đều chứa θ của E. Cơ sở và số chiều của
không gian véc tơ W cũng được gọi là cơ sở và số chiều của không gian con.
Ví dụ 2. Trong không gian R3, xét tập hợp
W = { (x 1 , x 2 , 0) : x 1 , x 2 ∈ R
}
Chứng minh rằng W là không gian con của R3. Tìm cơ sở và số chiều của W
49
Giải:
Trước hết ta có véc tơ không của R3: θ = (0, 0, 0) ∈ W
Bây giờ kiểm tra hai điều kiện a) và b) của định lý 3.12
Thật vậy, với u, v ∈ W ta có u = (x1, x2, 0), v = (y1, y2, 0). Khi đó
u + v = (x1 + y1, x2 + y2 , 0) ∈ W
λ u = ( λ x1, λ x2, 0) ∈ W
Do đó, W là không gian con của không gian R3
Xét hệ véc tơ U của W: U = {u1 = (1, 0, 0); u2 = (0, 1, 0)}
Dễ dàng thấy rằng U là một hệ độc lập tuyến tính và mọi véc tơ X = (x 1, x2, 0) ∈ W
đều có X = x1u1 + x2u2 nên U là một cơ sở của W và dimW = 2
Ví dụ 3. Trong không gian các ma trận vuông cấp 2, Mat2(R). Xét tập
a b
W = A =
; a, b ∈ R
0 0
Chứng minh rằng W là một không gian con của Mat 2(R). Tìm một cơ sở và số chiều
của W.
Chứng minh
0 0
Dễ thấy θ =
∈W
0 0
Bây giờ cần kiểm tra hai điều kiện a) và b) của định lý 3.12.
a 1
0
Thật vậy, với A, B ∈ W, ta có A =
a + a 2
A+B= 1
0
b1
a 2
; B = 0
0
b1 + b 2
ka 1
∈ W ; kA = 0
0
b2
0
kb1
∈W
0
Vậy W là không gian con của Mat2(R).
1 0
0 1
Xét hệ véc tơ U của W: U = U 1 =
; U 2 = 0 0
0 0
a b
∈ W đều
0 0
Dễ dàng thấy rằng U là một hệ độc lập tuyến tính và mọi ma trận A =
có A = aU1 + bU2 nên U là một cơ sở của W và dimW = 2.
4. Không gian con sinh bởi một hệ véc tơ
Định nghĩa 2. Cho U = {u 1, u2, …, um} ⊂ E. Gọi L[U] là tập hợp tất cả các tổ hợp
tuyến tính của các phần tử trên U:
50