1. Trang chủ >
  2. Văn Hóa - Nghệ Thuật >
  3. Điêu khắc - Hội họa >

CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 116 trang )


Không ai có thể khẳng định một cách chắc chắn nghệ thuật tạo hình bắt đầu ra sao và

từ bao giờ. Tuy vậy căn cứ trên các hình vẽ tìm thấy ở một số hang động như

Antamira (Tây ban nha) Látxcô (Pháp), một số bức tượng phụ nữ đã được xác định

niên đại có thể cho ta hình dung về sự ra đời của nghệ thuật tạo hình trong đời sống

nguyên thuỷ. Từ 30.000 năm đến 10.000 năm trước công nguyên đã bắt đầu để lại

những dấu vết về nghệ thuật tạo hình, theo như cách gọi của chúng ta ngày nay.

Cách chúng ta hơn 5.000 năm trước đây, con người mới phát hiện ra chữ viết,

lúc đầu chỉ là những hình vẽ tượng trưng, những ký hiệu để trao đổi. Ví dụ hình tròn

có chấm ở giữa là mặt trời ( )… Dần dần các chữ tượng hình xuất hiện. Như vậy thì

từ “Nghệ thuật tạo hình” hay “Mỹ thuật” như ta thấy ngày nay xuất hiện sau những

hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử rất nhiều. Khi con người thời tiền sử vẽ hoặc

khắc vạch lên vách, trần hang động nơi họ sinh sống có lẽ họ cũng chưa nghĩ rằng đó

là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Những hình vẽ đó gắn với cuộc sống, với các

đồ vật, nơi sinh hoạt của con người. Về một mặt nào đó, trong tư duy nguyên thuỷ việc

vẽ hình cũng giống như việc săn bắt hay các công việc khác. Nó không chỉ mang ý

nghĩa nghệ thuật mà còn gắn với cái có ích. Ngoài ra nghệ thuật tạo hình lúc này còn

gắn với những tín ngưỡng, ma thuật. Theo E. H. Gombrich, tác giả cuốn “Câu chuyện

nghệ thuật” thì “Tranh và tượng được họ dùng để thực hành pháp thuật”. “Những

người thợ săn thời kỳ này nghĩ rằng chỉ cần vẽ hình con mồi và có lẽ tấn công chúng

bằng giáo mác hay rìu đá, những con thú thật sẽ khuất phục sức mạnh của họ”. Tất

nhiên đây là sự phỏng đoán của con người ngày nay khi nghiên cứu về 2 lịch sử mỹ

thuật của thời nguyên thuỷ.

Ngoài 2 ý nghĩa trên, các hình vẽ còn có ý nghĩa là những thông tin nhắn gửi

cho các thế hệ sau về cuộc sống, sinh hoạt của con người thời tiền sử. Ví dụ qua các

hình vẽ thú vật như bò rừng, ngựa, voi, ma mút… cho chúng ta biết về các động vật

thời nguyên thuỷ, ở bức tranh khác ta được chứng kiến cách đánh cá, cách quăng lưới,

cách sử dụng các con cá mồi lớn. Thậm chí con người thời kỳ đó vẽ chỉ để giải trí.

Thuyết bắt chước là sự mô phỏng các sự vật xung quanh, nghệ thuật là sự sáng tạo trên

căn cứ có sẵn của thế giới hiện thực khách quan. Thuyết Du hí: Nghệ thuật giải trí lành

mạnh: nghệ thuật Múa, âm nhạc ra đời. Thuyết ma thuật: Nghệ thuật không phải thứ

tôn giáo thần bí, ma thuật .Tính chất ma thuật được thể hiện ở những gia đoạn sơ khai,

mông muội khi con người cảm thấy mình quá nhỏ bé trước thế lực siêu nhiên. Thuyết

Biểu hiện: Biểu hiện cảm xúc của tác giả được thể qua tác phẩm

Nguồn gốc của nghệ thuật được lý giải trên cơ sở thuyết “Tổng sinh lực và sinh

lực thừa”. Nghệ thuật bước ra từ đời sống con người. Ví dụ: Người bình thường sản

xuất được 10 giỏ tre một ngày.

2



Một người năng lực ưu tú vượt trội: sản xuất 10 giỏi tre chỉ 1/2 ngày, thời gian

rỗi còn lại người đó còn chau chuốt cho giỏ tre đó thẩm mỹ hơn, sơn màu và trang trí

các chi tiết đẹp mắt.Như vậy nghệ thuật ra đời khi con người thỏa mãn sự say mê của

tác giả, đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tinh thần.

2.2. Vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội

- Nghệ thuật giúp con người nhận thức thế giới trong tính tổng thể - toàn vẹn

của nó.

- Nghệ thuật phản ánh một mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện

thực nói chung.

- Nhờ nghệ thuật con người hiểu biết di sản văn hóa thế giới

- Số phận con người trong xã hội là đối tượng trung tâm của phản ánh.

Nghệ thuật giúp con người nhận thức được chính mình, tự nghiền ngẫm và xem

xét bản thân…

Nghệ thuật đảm nhiệm chức năng giáo dục sâu sắc và có hiệu quả nhất so với

hình thái ý thức xã hội.

Nghệ thuật làm cho mỗi người phải tự ưu tư, trăn trở, lựa chọn, nêu ra những

giá trị tích cực và phương tiện thẩm mỹ hay đạo đức mà không gò vào các khuôn mẫu.

Sức mạnh giáo dục của nghệ thuật chủ yếu hướng vào tình cảm.

Nghệ thuật chỉ ra, nhấn mạnh nét đẹp trong cuộc sống mà ở đời thường con

người không nhận ra, khêu gợi tình cảm trong sáng của con người, làm con người

thêm yêu và hòa nhịp vào cuộc sống.



3



Câu hỏi:

1. Trình bày nguồn gốc của nghệ thuật và sự hiểu biết của bạn về Tổng sinh lưc

và sinh lực thừa.

2. Phân tích tính sự đổi mới của thuyết Tổng sinh lực và sinh lực thừa trên cơ

sở những minh chứng nghệ thuật cụ thể.

3. Nêu vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội.



4



CHƯƠNG II: MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY

Mở đầu

Con người ngay từ thời cổ đại đã có những sáng tạo vượt bậc về văn học, thiên

văn học, khoa học, nghệ thuật. Trong đó mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, văn chương

được coi là những loại hình phát triển, nó thể hiện tư duy thâm mỹ cao của con người.

Dần dà qua các giai đoạn lịch sử với đỉnh cao thời kỳ văn hóa Phục Hưng con người

đã thể hiện sức sáng tạo của những con người “khổng lồ”. Thời kỳ khai sáng, thời kỳ

cận đại, .... nghệ thuật mang nhiều màu sắc.

Chương 2 sẽ giải quyết những thắc mắc của con người hiện đại về những sáng

tạo vô cùng kỳ diệu của con người phương Tây qua các giai đoạn cổ đại, Trung cổ,

Phục Hưng, Khai sáng, Cận đại.

Mục tiêu

- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nền tảng về văn hóa xã hội

phương Tây.

- Làm bật lên những sáng tạo và thành tựu đạt được của con người trong các

giai đoạn này, đồng thời hiểu biết cơ bản về đặc điểm nghệ thuật cũng như lý tưởng

thẩm mỹ của con người phương Tây qua các giai đoạn khác nhau.



5



BÀI 1: NGHỆ THUẬT NGUYÊN THỦY

1. Đặc điểm chung của Mỹ thuật Nguyên thủy

1.1. Đặc điểm về đối tượng nghệ thuật

Trong các hình vẽ còn lại trên vách, hang, động nơi con người thời nguyên thuỷ

sinh sống chủ yếu là các hình thú hoặc đơn lẻ hoặc bầy đàn, ở một số tác phẩm đã có ý

thức bố cục các hình tượng theo một chủ đề nhất định. Người nguyên thuỷ đã rất thành

công khi vẽ con vật. Nhất là các hoạt động của chúng được diễn tả khá điêu luyện và

rất sống động. Đối tượng chủ yếu trong nghệ thuật giai đoạn này là các con thú như

ngựa, bò, hươu, tuần lộc… điều này có thể lý giải được. Với cuộc sống nguyên thuỷ,

các con vật đó đã góp phần nuôi dưỡng con người, chúng là nguồn thức ăn chính của

họ, là đối tượng gần gũi nhất đối với con người.

Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ thực tế, người nguyên thuỷ cũng không thể vượt

quá cuộc sống hiện thực của mình, tầm hiểu biết của mình.

1.2. Đặc điểm về kỹ thuật, chất liệu

Một vấn đề đặt ra: Người nguyên thuỷ vẽ bằng gì? Và cách họ vẽ ra sao? Màu

vẽ được gọi là mầu thổ hoàng. Đó là một loại màu được chế tạo bằng cách mài các

khoáng chất thành bột rồi pha với nước. Màu đỏ lấy từ đá hematite (ô xit sắt hay đất

son) màu trắng từ đá Kalin hoặc phấn, màu đen từ dioxit mangan hay than đá. Một số

cộng đồng người còn biết đun nóng các khoáng chất để tạo ra màu mới. Đôi khi để có

chất kết dính màu thổ hoàng người nguyên thuỷ đã biết dùng mỡ, hoặc tuỷ sống động

vật và nhựa cây. Kỹ thuật vẽ thì đơn giản, có thể dùng que, tay để vẽ. Chất liệu của

điêu khắc phong phú lơn. Có thể họ khắc, chạm lên xương, sừng, ngà voi hay đá

mềm…

2. Thành tựu nghệ thuật Nguyên thủy

Ngày nay chúng ta đã tìm được trên một trăm hang động có hình vẽ. Phần lớn

đều nằm ở miền Bắc Tây Ban Nha và miền Nam nước Pháp. Tuy vậy có hai hang còn

lưu giữ nhiều hình vẽ đẹp. Đó là hang Anta - mi - ra (Tây Ban Nha) và hang Látxcô

(Pháp). Đây được coi là hai bảo tàng lớn của nguyên thuỷ. Hang Anta - mi - ra được

phát hiện năm 1863 do một sự tình cờ. Sau 16 năm tìm hiểu, nghiên cứu về các hình

vẽ bò rừng ở trong hang con người thế kỷ XIX mới tin rằng hang Anta - mi - ra chính

là một trong những địa điểm nổi tiếng của mỹ thuật thời nguyên thuỷ. Trong hang có

nhiều hình vẽ con bò rừng (Bi đông) trong các dáng khác nhau và rất sống động.

Ngoài những đặc điểm được miêu tả chính xác các hình vẽ này còn được thể hiện với

những đường nét mềm mại, đậm nhạt sinh động. Nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật còn

gọi hang Anta - mi - ra là “Toà tiểu giáo đường Xicxtin của thời nguyên thuỷ”.

6



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

×