Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 116 trang )
phần vào nhiều thành công của Dumas. Trong những tiểu thuyết của ông, nổi tiếng
hơn cả là Ba chàng lính ngự lâm, còn được dịch Ba chàng ngự lâm pháo thủ (Trois
Mousquetaires) và Bá tước Monte Cristo (Le Comte de Monte-Cristo) năm 1844.
Đương thời, Dumas bị chê trách là người ham ăn, ham chơi. Ông thường xuyên
thết đãi thịnh soạn bạn bè, người thân, công chúng hâm mộ, với những bữa tiệc sang
trọng khiến ngay cả Paris cũng loá mắt, trầm trồ. Ông còn để lại một công trình đặc
biệt, cuốn Đại từ điển ăn uống, mà ông muốn được hậu thế coi là đỉnh cao sự nghiệp
văn chương của mình. Trong đời mình Dumas kiếm được 18 triệu franc vàng, song
ông luôn luôn nợ nần, nhiều lần trốn nợ, thậm chí ra nước ngoài, những năm cuối đời,
phải đến tá túc ở nhà con.
Dumas nức tiếng là người thay nhân tình như thay áo. Quả thật, ông cưới vợ chỉ
một lần, gia đình này tan vỡ rất nhanh. Ông dan díu với 25 người đàn bà, có nhiều con
hoang, mỗi con của một mẹ. Chỉ 3 con được công khai, trong đó con trai, cũng tên
Alexandre Dumas, thường được gọi Alexandre Dumas con, trở nên một nhà văn lừng
danh. Con gái thứ hai thì cuộc đời lỡ làng, con gái út – mà mẹ cô trẻ hơn Dumas đến
gần 40 tuổi – thì chết cô đơn năm 1936 ở một làng quê trong nghèo khổ và không được
ai biết đến là con gái cưng của một trong những vĩ nhân của nước Pháp. Mãi gần đây,
người ta mới vỡ lẽ rằng Dumas đến với nhiều phụ nữ là do thương họ. Ông đồng thời
chu cấp tiền nong đầy đủ cho vài người.
Dumas là người hết sức quý trọng tình bạn. Trừ Balzac và Musset, các nhà văn
cùng thời đều chơi với ông, thân nhất là Victor Hugo, người đã đánh giá chính xác vai
trò của ông ngay khi ông qua đời. Hugo viết: "Trong thế kỷ này, không ai được dân
chúng yêu mến sâu rộng và thắm thiết bằng Alexandre Dumas. Các thành công của
ông đều tầm cỡ hơn thành công nói chung nhiều. Đó là những đại thắng lợi. Đó là
những ngọn đèn pha". Ông cũng là người đại lượng, năm 1831, do ghen tức với thành
công của vở Antony của ông, Hugo cho người viết báo chê bai. Hai người giận nhau.
Song năm 1834, ông chủ động giảng hoà.
Để hoàn toàn chủ động trong hoạt động sân khấu, ông bỏ ra một món tiền lớn để
xây dựng Nhà hát kịch lịch sử của riêng ông. Khán giả rất nồng nhiệt, song không bù
đắp nổi chi phí bỏ ra, nên cuối cùng nhà hát đóng cửa. Từ năm 1848, ông đã ra tờ báo
đầu tiên. Sau đó, ông còn ra nhiều tờ báo nữa. Nhưng do quản lý kém, bị kiểm duyệt
gây khó dễ, các tờ báo ấy tồn tại không bền, và ngốn của ông rất nhiều công sức và
tiền bạc. Ông cũng hai lần ứng cử vào Nghị viện đều thất bại, ứng cử vào Hội quốc
ước thì chỉ được 261 phiếu, trong khi các đối thủ được 220.000, rồi phải sang Bỉ lưu
vong năm 1851, sau cuộc đảo chính của Napoléon III. Ông mất năm 1870 ở Puys,
vùng Dieppe. Thi hài của ông được chuyển về Điện Panthéon năm 2002, bất chấp ý
nguyện cuối đời của ông: "trở về bóng đêm của tương lai cùng nơi tôi ra đời" (rentrer
39
dans la nuit de l'avenir au même endroit que je suis sorti de la vie du passé), "nơi một
nghĩa địa đẹp (Villers-Cotterêts) trong mùi hoa của rào quanh..." (dans ce charmant
cimetière qui a bien plus l'air d'un enclos de fleurs où faire jouer les enfants que d'un
champ funèbre à faire coucher le
D'Artagnan là hậu duệ một dòng dõi quý tộc đã sa sút ở xứ Gascony. Năm 18
tuổi, chàng rời nhà trên một con ngựa còm để đến Paris với mong ước trở thành một
lính ngự lâm của vua Louis XIII. Dọc đường, d'Artagnan làm mất lá thư tiến cử của
cha mình với ông De Treville, đội trưởng lính ngự lâm, do đó ông này đón tiếp anh
không mấy nhiệt tình. Tiếp đó, d'Artagnan húc trúng vào cái vai đang bị thương của
Athos, một lính ngự lâm đầy phong cách quí tộc. Anh này đòi quyết đấu với
d'Artagnan vào giữa trưa và được đồng ý ngay. Ngay sau đó, d'Artagnan gặp Porthos,
một lính ngự lâm khác rất đô con và mang một dải đeo kiếm cực xịn nhưng d'Artagnan
khám phá ra rằng chỉ có mặt ngoài là đẹp thôi, còn bên trong làm bằng da bò. Thế là
d'Artagnan có cuộc quyết đấu thứ 2 vào sau buổi trưa. Cuối cùng d'Artagnan nhặt
được một chiếc khăn tay của một lính ngự lâm đẹp trai tên Aramis (khăn của tình nhân
của anh này), cãi nhau, và có cuộc hẹn đấu kiếm thứ 3 trong ngày. Đến các buổi hẹn
đấu kiếm, d'Artagnan thấy 3 người kia đi cùng nhau, họ là bạn thân. Tuy nhiên luật hồi
đó cấm đấu kiếm, và các vệ sĩ của Giáo chủ de Richelieu đến bắt họ. Một cuộc chiến
diễn ra và d'Artagnan về phe các ngự lâm quân.s cadavres).
Có thể nói, văn học Pháp giai đoạn này đã thực sự thành công, nhiều tên tuổi
lớn làm rạng danh nước Pháp nói riêng và nền văn hóa châu Âu noi chung.
40
BÀI 8: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẦU THẾ KỶ
XIX
1. Vài nét về văn hóa, xã hội
Cuối thế kỷ XVIII, sang thế kỷ XIX có nhiều biến động hơn do sự xác lập chủ
nghĩa tư bản ở nhiều nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Những phát minh khoa học,
kỹ thuật lớn được công nhận như thuyết Đác Uyn, bảng hệ thống tuần hoàn Men đê lê
ép, phóng xạ Uraium của Becơzen… Phát minh về điện, dầu lửa, … đã tạo điều kiện
cho các phương tiện giao thông, phát triển nhiều nguồn năng lượng mới. Đời sống xã
hội có sự chuyển biến lớn đó là xuất hiện giai cấp vô sản, tạo ra luồng tư tưởng mới,
quan điểm thẩm mỹ mới ra đời. Sự phân hoá tư tưởng sâu sắc đã dẫn đến sự hình
thành nhiều xu hướng nghệ thuật tạo hình. Cùng với nghệ thuật Tân cổ điển, nghệ
thuật lãng mạn, thế kỷ XIX chứng kiến sự thắng thế của chủ nghĩa hiện thực với hoạ sĩ
Pháp Cuốc Bê. Đó là cuộc cách mạng về đề tài và cả kỹ thuật. Các xu hướng nghệ
thuật cổ điển và hiện thực tranh cãi về chủ đề và đề tài song đỉnh cao của sự lựa chọn
đó là hiện thực cuộc sống đương đại được các hoạ sĩ cảm hứng và sáng tạo trong tác
phẩm của mình. Từ những năm 60 của thế kỷ XIX có một nhóm hoạ sĩ trẻ ở Pháp đã
nhận thấy phải tìm đến sự thay đổi về cách vẽ tạo ra được một loại tranh mới, khác hẳn
các tranh đã tồn tại từ trước đến lúc đó. Họ đã thực sự đưa ra một loại tranh mới:
Tranh ấn tượng (15/4/1874 – Ca puy xin – Paris). Sau 12 năm tồn tại với 8 lần triển
lãm tranh vẫn không trinh phục và hấp dẫn được khán giả, một số hoạ sĩ trong nhóm
đã tách ra đưa ra cách vẽ Tân ấn tượng. 10 năm cuối thế kỷ XIX được coi là thời kỳ
hậu ấn tượng với đại biểu Xê dan, Van Gôcác, Gô ganh. Ba danh hoạ với ba
phong cách đã tạo ra một thời kỳ nghệ thuật đầy hấp dẫn ở cuối thế kỷ XIX. Đồng
thời khép lại 1 thời kỳ, giai đoạn nghệ thuật đầy biến động và mở ra một kỷ
nguyên mới trong nghệ thuật tạo hình thế giới
2. Đặc điểm nghệ thuật
2.1. Khuynh hướng nghệ thuật lãng mạn
Lãng mạn được hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng túng,
tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc. Xung quanh từ lãng mạn có rất nhiều thuật ngữ
khác nhau mà chủ nghĩa lãng mạn chỉ là một trong số đó như: "phương thức lãng
mạn", "hình thái lãng mạn", "tính chất lãng mạn".Phương thức lãng mạn là kiểu sáng
tác tái tạo, là một trong hai kiểu sáng tác chính của lịch sử văn học bên cạnh kiểu sáng
tác tái hiện theo cách gọi của Friedrich Engels.Hình thái lãng mạn là khái niệm đặc thù
được Georg Wilhelm Friedrich Hegel dùng để đối lập với hình thái tượng trưng
trong lịch sử phát triển nghệ thuật.Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu
hiện chủ yếu ở chỗ vươn lên trên thực tại và đã hình thành trong lịch sử sáng tác văn
41
học. Lãng mạn cùng với trữ tình là hai phạm trù nghệ thuật nằm trên những bình diện
khác nhau: đối lập với lãng mạn là hiện thực, đối lập với trữ tình là tự sự. Trữ tình là
kết quả của việc biểu hiện cảm xúc, tâm trạng chủ quan của con người, do phản ánh
ước mơ và khát vọng của con người nên thường vươn lên trên thực tại. Vì vậy, trữ tình
và lãng mạn dù khác nhau nhưng thường đi đôi với nhau.
Cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, đánh đổ chế độ phong kiến, là một
bước ngoặt vĩ đại không chỉ đối với Pháp mà còn đối với cả Châu Âu. Chính sự sụp đổ
của chế độ phong kiến và sự hình thành quan hệ xã hội mới đã tác động sâu sắc đến tư
tưởng tình cảm của mọi tầng lớp trong xã hội.
Đối với lớp người thuộc ý thức hệ quý tộc (lớp người cũ), họ cảm thấy bất mãn
với trật tự xã hội mới (các đặc quyền, đặc lợi của họ trước kia hoàn toàn mất sau cuộc
cách mạng này), lo sợ trước các phong trào quần chúng, hoang mang vì tương lai mờ
mịt đồng thời luyến tiếc thời oanh liệt không còn nữa. Một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản
bị phá sản khi cách mạng nổ ra nên họ có tâm trạng bi đát.
Đối với lớp người ủng hộ và đặt hy vọng vào cuộc cách mạng thì họ cảm thấy
thất vọng (cái họ chống đối không phải là lý tưởng cách mạng mà là thành quả thực tế
của cuộc cách mạng không như họ mong muốn).Chính những phản ứng đối với xã hội
thực tại của họ đã sản sinh ra chủ nghĩa lãng mạn.Friedrich Engels cũng đã có nhận xét
về giai đoạn này: "Vì những cơ cấu mới tưởng như hợp lý hơn so với trước kia, thì lại
hoàn toàn không hợp lý... Phương châm bác ái được thực hiện bằng những trò lừa bịp,
đố kị trong cạnh tranh...". Sau Cách mạng Pháp, thế lực quý tộc cũ nổi dậy, tầng lớp
dân chủ cấp tiến vươn lên. Nên khuynh hướng lãng mạn tiêu cực ra đời sớm hơn
khuynh hướng lãng mạn tích cực. Chủ nghĩa lãng mạn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
xã hội không tưởng, nhưng chia làm hai khuynh hướng: lãng mạn tiêu cực và lãng mạn
tích cực.
Là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp bị Cách mạng tư sản tước đoạt quyền lợi
và đẩy ra khỏi đời sống chính trị. Những nhà văn lãng mạn xuất thân từ tầng lớp quý
tộc thường tìm tới thời Trung cổ, thời hoàng kim của chế độ phong kiến, hướng tới lý
tưởng về cuộc sống đẹp đẻ êm đềm của thời xưa cũ. Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực
này mơ ước khôi phục lại chế độ cũ và đức tin đối với nhà thờ để truyền bá thuyết
Thần bí về thế giới. Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực chịu sự tác động của
Chủ nghĩa lãng mạn tích cực gắn liền với tâm trạng quần chúng nhân dân đang
bất mãn trước những hệ quả của cuộc Cách mạng tư sản Pháp. Nhưng họ cũng mơ ước
một tương lai tốt đẹp hơn thực tại mà họ đang sống, nơi đó con người được giải phóng
khỏi mọi áp bức bất công. Chủ nghĩa lãng mạn tích cực chịu sự ảnh hưởng của hai nhà
tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, họ "nhìn vào chiều hướng của sự phát
triển thực tại", nhưng thực tế họ đã đi trước sự phát triển của thực tại.
42