1. Trang chủ >
  2. Văn Hóa - Nghệ Thuật >
  3. Điêu khắc - Hội họa >

BÀI 8: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẦU THẾ KỶ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 116 trang )


học. Lãng mạn cùng với trữ tình là hai phạm trù nghệ thuật nằm trên những bình diện

khác nhau: đối lập với lãng mạn là hiện thực, đối lập với trữ tình là tự sự. Trữ tình là

kết quả của việc biểu hiện cảm xúc, tâm trạng chủ quan của con người, do phản ánh

ước mơ và khát vọng của con người nên thường vươn lên trên thực tại. Vì vậy, trữ tình

và lãng mạn dù khác nhau nhưng thường đi đôi với nhau.

Cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, đánh đổ chế độ phong kiến, là một

bước ngoặt vĩ đại không chỉ đối với Pháp mà còn đối với cả Châu Âu. Chính sự sụp đổ

của chế độ phong kiến và sự hình thành quan hệ xã hội mới đã tác động sâu sắc đến tư

tưởng tình cảm của mọi tầng lớp trong xã hội.

Đối với lớp người thuộc ý thức hệ quý tộc (lớp người cũ), họ cảm thấy bất mãn

với trật tự xã hội mới (các đặc quyền, đặc lợi của họ trước kia hoàn toàn mất sau cuộc

cách mạng này), lo sợ trước các phong trào quần chúng, hoang mang vì tương lai mờ

mịt đồng thời luyến tiếc thời oanh liệt không còn nữa. Một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản

bị phá sản khi cách mạng nổ ra nên họ có tâm trạng bi đát.

Đối với lớp người ủng hộ và đặt hy vọng vào cuộc cách mạng thì họ cảm thấy

thất vọng (cái họ chống đối không phải là lý tưởng cách mạng mà là thành quả thực tế

của cuộc cách mạng không như họ mong muốn).Chính những phản ứng đối với xã hội

thực tại của họ đã sản sinh ra chủ nghĩa lãng mạn.Friedrich Engels cũng đã có nhận xét

về giai đoạn này: "Vì những cơ cấu mới tưởng như hợp lý hơn so với trước kia, thì lại

hoàn toàn không hợp lý... Phương châm bác ái được thực hiện bằng những trò lừa bịp,

đố kị trong cạnh tranh...". Sau Cách mạng Pháp, thế lực quý tộc cũ nổi dậy, tầng lớp

dân chủ cấp tiến vươn lên. Nên khuynh hướng lãng mạn tiêu cực ra đời sớm hơn

khuynh hướng lãng mạn tích cực. Chủ nghĩa lãng mạn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa

xã hội không tưởng, nhưng chia làm hai khuynh hướng: lãng mạn tiêu cực và lãng mạn

tích cực.

Là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp bị Cách mạng tư sản tước đoạt quyền lợi

và đẩy ra khỏi đời sống chính trị. Những nhà văn lãng mạn xuất thân từ tầng lớp quý

tộc thường tìm tới thời Trung cổ, thời hoàng kim của chế độ phong kiến, hướng tới lý

tưởng về cuộc sống đẹp đẻ êm đềm của thời xưa cũ. Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực

này mơ ước khôi phục lại chế độ cũ và đức tin đối với nhà thờ để truyền bá thuyết

Thần bí về thế giới. Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực chịu sự tác động của

Chủ nghĩa lãng mạn tích cực gắn liền với tâm trạng quần chúng nhân dân đang

bất mãn trước những hệ quả của cuộc Cách mạng tư sản Pháp. Nhưng họ cũng mơ ước

một tương lai tốt đẹp hơn thực tại mà họ đang sống, nơi đó con người được giải phóng

khỏi mọi áp bức bất công. Chủ nghĩa lãng mạn tích cực chịu sự ảnh hưởng của hai nhà

tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, họ "nhìn vào chiều hướng của sự phát

triển thực tại", nhưng thực tế họ đã đi trước sự phát triển của thực tại.

42



Chủ nghĩa lãng mạn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người

muốn thoát li thực tế tìm đến một thế giới khác giúp con người quên đi cuộc sống mà

họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn "cái tôi" bị tổn thương cái

tôi của con người, nên thế giới trong chủ nghĩa lãng mạn là thế giới mộng tưởng. Tùy

vào sự phản ứng khác nhau của hai khuynh hướng tiêu cực và tích cực.

Đối với những người lãng mạn tiêu cực thì họ có thái độ bi quan trốn chạy cuộc

đời, họ thường tìm về quá khứ vào mộng ảo hay thu mình vào "cái tôi" bí ẩn, thiên

định về cuộc đời, về ái tình, về cái chết (Nỗi lòng chàng Werther của Johann

Wolfgang von Goethe).

Đối với những người lãng mạn tích cực thì họ không hòa hoãn thỏa hiệp với

thực tại mà họ mong muốn thiết lập nên một xã hội mới đảm bảo hạnh phúc cho con

người, họ thường vẽ nên một xã hội lý tưởng (Nhà thờ đức bà Paris, Những

người khốn khổ của Victor Hugo.

Chủ nghĩa lãng mạn còn được gọi là chủ nghĩa tình cảm, vì ở đây tình cảm của

con người được biểu hiện rõ rệt nhất. Vì vậy, chủ nghĩa lãng mạn chính là sự phản ứng

chống lại chủ nghĩa cổ điển đề cao và tôn sùng lý trí với những quy tắc tam duy

nghiêm ngặt (không đề cập đến tình cảm của của con người, không đưa thiên nhiên

vào tác phẩm ...) đã siết chặt tính sáng tạo và tình cảm của con người. Nên trong chủ

nghĩa lãng mạn tình yêu của con người được khai thác ở mọi phương diện, thiên nhiên

được phản ánh một cách sinh động nhất, trở thành nơi phản ánh nội tâm và nuôi dưỡng

tình cảm của con người.

Vì đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người muốn hướng đến một cuộc

sống tự do, thoát khỏi mọi ràng buột. Ở chủ nghĩa lãng mạn người nghệ sĩ được trả lại

tất cả mọi quyền tự do để họ thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Nên đa số các tác

phẩm của họ hướng đến cái khoáng đạt phi thường, vì chủ nghĩa lãng mạn không chấp

nhận những quy định nghiêm ngặt (đôi khi vô lý), nên nó đã tự cho phép mình đạt đến

sự tự do tuyệt đối. Sự tái lập chế độ phong kiến với triều đình nhà Bourbons từ năm 1815

đến 1830, rồi đến chế độ quân chủ tư sản của Louis-Philippe I từ 1830 đến 1848. Cách

mạng Pháp không theo con đường "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" như khẩu hiệu đề ra

làm cho nhiều tầng lớp (quý tộc, trí thức, bình dân...) đều thất vọng. Chính những điều

trên đã dẫn đến hiện tượng phủ nhận thực tại sau cách mạng thể hiện qua nhiều thái độ

khác nhau. Sự phủ nhận của các tầng lớp nhân dân đối với xã hội mới thiết lập sau

Cách mạng Pháp do nhiều nguyên nhân khác nhau: sự thất vọng sâu xa về cơ chế xã

hội đã không đáp ứng được khát vọng tự do, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân. Từ

đó dẫn đến nhiều thái độ khác nhau trước thực tế xã hội và trong sáng tác văn học, đồng

thời đây cũng là tiền đề lịch sử dẫn đến sự ra đời của văn học lãng mạn Pháp."Chủ

nghĩa lãng mạn là phản ứng đầu tiên đối với Cách mạng Pháp và tư tưởng khai sáng gắn

43



liền với cuộc cách mạn đó." (Karl Marx)"Chủ nghĩa lãng mạn là sự ghê tởm đối với thực

tại và nguyện vọng muốn thoát ra khỏi thực tại đó" ( Emile Faguet) ảnh hưởng bởi tư

tưởng ánh sáng:

Thế kỷ ánh sáng,



khoảng thế kỷ 18, là một thế kỷ mà văn chương Pháp đã dành trọn

thời gian để hướng về mục tiêu khai sáng, đổi mới nền văn hóa tinh thần của nước

Pháp. Đây là thế kỷ của văn chương triết học, văn chương chính luận và bút chiến; đặc

biệt văn chương còn hướng về mục tiêu chống phong kiến, chống lại cơ chế văn hóa

tinh thần trung đại, cổ vũ cho một nền văn học mới với những mục tiêu nhân bản mới.

Các nguyên lý cơ bản của tư tưởng ánh sáng:

- Dựa trên nền tảng chính là nguyên lý tự do tri thức và duy lý (tính duy lý này

không phải là tính duy lý của chủ nghĩa cổ điển). Nguyên lý này ảnh hưởng đến sự ra

đời của khái niệm "cái tôi cá nhân"

- Chống định kiến đề cao suy tư khách quan, chống tinh thần tiên nghiệm,

không dùng một nguyên lý duy nhất để giải thích mọi sự kiện.

- Tách rời niềm tin tôn giáo khỏi tri thức con người.

- Thích thực nghiệm, cổ vũ tìm tòi kiến thức.

2.2. Khuynh hướng nghệ thuật Hiện thực (Réalesme)

Suốt cả thế kỷ XVIII và XIX Pháp trở thành trung tâm về nhiều mặt: xã hội,

chính trị, văn hoá nghệ thuật. Nhiều xu hướng thay đổi liên tiếp nhau. Nhưng đều xoay

quanh chủ đề lịch sử, tôn giáo, thần thoại với lối vẽ kinh điển. Giữa thế kỷ XIX, năm

1855 có một hoạ sĩ Pháp đã tổ chức cuộc triển lãm tại Paris với tiêu đề: “Chủ nghĩa

hiện thực của Gút sta vơ Cuốc bê (Le Réalisme – Gustave Courbe: 1819 – 1877).

Cuốc bê chính là người đại diện cho nghệ thuật hiện thực. Nghệ thuật hiện thực theo

đuổi cái đẹp ngay trong thực tế cuộc sống. Hoạ sĩ tìm cảm hứng sáng tác ngay từ cuộc

sống bình thường, những con người bình thường trong xã hội và đưa họ vào trong

tranh một cách trân trọng, đẹp đẽ. Trong tranh của Cuốc bê là “Những chị kéo sợi ngủ

quên”, “Những người sàng lúa”, “ Những người thợ đá”, “Những cô gái bên bờ sông

Xen”, “Đám tang ở Oóc năng xơ”… Ngoài những tác phẩm diễn tả về cuộc sống, con

người thực, bình dân trong xã hội, ông còn có những tác phẩm thể hiện thái độ và quan

niệm trong sáng tạo nghệ thuật của mình như: “Chào ông Cuốc bê”, “Xưởng vữ”.

Hiện thực không chỉ biểu hiện ở nội dung mà còn được biểu hiện ở kỹ thuật.

ánh sáng trong tranh dường như thực hơn, rực rỡ hơn như ở tranh “Chào ông Cuốc

bê”. Ánh sáng mặt trời, hay đúng hơn là ánh nắng được diễn tả trong trẻo lạ thường.

Cuốc bê đã tạo ra một sự đổi mới trong nghệ thuật tạo hình cả về đề tài và kỹ thuật.

Nghệ thuật của ông ảnh hưởng đến các hoạ sĩ lớp sau. Họ đã từ những bước đi đầu tiên

của Cuốc bê để tạo lập nền tảng cho hội hoạ hiện đại sau này.

44



Câu hỏi:

1. Nêu những thành tựu nghệ thuật thời văn học thời kỳ Hy Lạp, Cổ điển

2. Phân tích những ảnh hưởng của văn hóa xã hội đến những thành tựu của con

người thời Phục Hưng về mỹ thuật.

3. Trình bày những hiểu biết về nghệ thuật Hiện thực thế kỷ XIX



45



CHƯƠNG III: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG

Mở đầu

Nếu như ngay từ thời cổ đại người phương Tây đã đạt được những thành tựu

đáng kể về văn học nghệ thuật thì phương Đông nổi lên với các quốc gia Trung Quốc,

Ấn Độ cũng có những tiến bộ vượt bậc về thiên văn học, toán học, khoa học, nghệ

thuật. Trong đó, kiến trúc, hội họa, điêu khắc, văn chương là những loại hình nghệ

thuật mang những dấu ấn đậm nét A Đông đáng để đời sau học hỏi và kính nể.

Mục tiêu

- Giúp người học cóp những hiểu biết cơ bản về thành tựu nghệ thuật Trung

Quốc, Ấn Độ.

- Nắm được những đặc điểm của nghệ thuật- mỹ thuật Trung Quốc, Ấn Độ cổ

đại từ đó có kỹ năng phân tích giá trị nghệ thuật.



46



BÀI 1: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT ẤN ĐỘ

1. Văn hóa, xã hội Ấn Độ

Nếu ở Phương Tây thời kỳ cổ đại có những nền văn minh phát triển để lại nhiều

tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất cho thế giới thì ở Phương Đông vào thời kỳ đó cũng có

nhiều nền văn minh phát triển như văn minh ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù

cùng là những nước ở Châu á, nhưng do đặc điểm về dân tộc, phong tục, tôn giáo, lịch

sử của từng nước khác nhau, do đó sự phát triển về nghệ thuật cũng rất khác nhau.

Điều đó tạo nên sự phong phú đa dạng cho nghệ thuật châu á. Văn minh Trung Quốc

và ấn Độ được coi là hai trong những nền văn minh đầu tiên của loài người cùng với

văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập.

Ấn Độ nằm ở phía Nam Châu á, đất nước ấn Độ bao gồm ba dạng địa hình

chính: vùng đồng bằng được tạo bởi hai dòng sông: ấn và Hằng; vùng núi cao

Hymalaya và vùng cao nguyên Deccan. Miền Bengan mưa nhiều nhưng đất đai rất phì

nhiêu, dân cư đông đúc. Trái lại cao nguyên Deccan thì đất rộng như cằn, người sống

thưa thớt. ấn Độ có khí hậu nhiệt đới, song do có sự thay đổi về địa hình nên khí hậu

cũng có nhiều biến thiên mạnh. Mùa nóng kéo dài chín tháng. Đứng trước sự khắc

nghiệt của thiên nhiên, con người thấy mình nhỏ bé. Nhưng mùa mưa về, con người lại

thấy mình tràn trề sinh lực. Đối với người ấn Độ, nước có một vai trò quan trọng, đó là

nước từ thiện, nước linh thiêng. Các loài cây, hoa sống trong nước trở thành môtíp

quan trọng xuất hiện thường xuyên trong nghệ thuật.

Ấn Độ rất đa dạng và tương phản về địa hình. Về mặt xã hội, ấn Độ cũng rất đa

dạng về chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá. ở ấn Độ xã hội có sự phân chia

đẳng cấp rõ ràng, có nhiều thứ tôn giáo cùng tồn tại trong một xã hội, chi phối tới đặc

điểm của mỹ thuật. Đạo quan trọng nhất là đạo Bà La Môn, một tôn giáo đa thần, các

vị thần như Barốcâm, Siva, Visnu.. chiếm vị trí hàng đầu trong tôn giáo Bà La Môn.

Vào giữa thế kỷ 1TCN, đạo Phật xuất hiện ở ấn Độ và nhanh chóngpt, nó còn ảnh

hưởng tới Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Thái Lan… Ngoài ra ở ấn Độ còn có các loại

đạo Hồi, đạo Gian (Jain), đạo Xích (Sikh). Tuy vậy tôn giáo ảnh hưởng đến nghệ thuật

tạo hình rõ nhất là ấn Độ giáo, Phật giáo và Hồi giáo. Tinh thần của ấn Độ giáo là sự

dung hoà, hoà hợp của các mặt đối lập.

Nghệ thuật của ấn Độ cũng mang tính lý tưởng hoá, thần thánh, tôn giáo đồng

thời các hình tượng nghệ thuật lại mang tính nhục cảm cao, dồi dào sinh khí và sống

động.

Các giai đoạn phát triển của nghệ thuật Ấn Độ: Theo giáo trình về lịch sử văn

minh thế giới, PGS Nguyễn Gia Phu đã chia lịch sử cổ như sau:

- Thời kỳ văn minh sông ấn (III TCN – giữa TK II TCN)

47



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

×