Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 116 trang )
- Thời kỳ Vê đa (giữa TK II đến TK I TCN)
- Ấn Độ từ giữa TK I TCN đến TK XII
- Văn hoá ấn Độ giai đoạn từ 1200 đến 1875.
Mỹ thuật ấn Độ cũng phát triển tương ứng với các giai đoạn lịch sử của ấn Độ.
ở mỗi giai đoạn, mỗi loại hình nghệ thuật đều có những đặc điểm riêng. Dân tộc ấn Độ
là một dân tộc có nhiều đặc điểm riêng. Họ có những quan điểm riêng về mỹ thuật mà
các dân tộc khác khó lý giải, khó cảm nhận. ở đó luôn tồn tại hai mặt đối lập song lại rất
hoà hợp. Điều này tạo ra bản sắc dân tộc trong mỹ thuật ấn Độ. Các loại hình nghệ thuật
ấn Độ đều phát triển và để lại những thành tựu lớn. Trong đó có những công trình kiến
trúc được xếp vào hàng kỳ quan của thế giới như lăng Tadj Mahal. Hai loại hình kiến trúc
và điêu khắc đã bộc lộ tài năng và xứng đáng tiêu biểu cho mỹ thuật ấn Độ.
2. Đặc điểm nghệ thuật
2.1. Nghệ thuật kiến trúc ấn Độ
Cũng giống như Ai Cập cổ đại, kiến trúc ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng của tôn
giáo, vì vậy ở kiến trúc tôn giáo ấn Độ cũng có 3 thể loại.
Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn nhất ở ấn Độ, 85% dân số ấn Độ theo ấn Độ giáo, có
nhiều công trình kiến trúc mang phong cách ấn Độ giáo. Trong đó có khu đền thờ ở
miền Nam ấn Độ, gần thành Mađrát (Madzas) bên bờ vịnh Bengan. Đó là di tích
Mahabalipuram, được xây dựng vào khoảng những năm 630 và 715. Đây là một khu
di tích gồm nhiều ngôi đền ấn Độ giáo to nhỏ khác nhau và đền thờ thần Shiva xây
bằng đá. Các ngôi đền thờ đền được tạc vào các tảng đá lớn liền khối… Một trong
những ngôi đền đó mang tên Dharmeradja có thân vuông (canh 8,85m) và bộ mái 3
tầng nhỏ dần về phía đỉnh. Tầng trên cùng là khối vòng tròn lớn. Ngôi đền này cao
12,2m, gây được ấn tượng hoành tráng. Các ngôi đền khác có cấu trúc hình chữ nhật,
với những bộ mái cong, mái tranh bốn múi… rất phong phú. Toàn bộ các công trình
trong khu Đharmazadja đều được trang trí bằng các dãy phù điêu đá diễn tả các truyền
thuyết rút ra từ bộ sử thi Mahabharata nổi tiếng của ấn Độ.
- Kiến trúc Phật giáo
Trong nghệ thuật tạo hình ấn Độ, kiến trúc Phật là loại hình phát triển và thể
hiện tài năng của các “kiến trúc sư” ấn Độ. ở kiến trúc Phật giáo, đặc sắc nhất là ngôi
chùa. Đầu tiên chỉ là gò đất chứa xá lợi của Đức Phật sau dần tiến hoá, cái gò mộ hình
bán cầu đó thay thế bằng các hình khác như hình tháp, hình nón… và cuối cùng là kiến
trúc chùa. Những chùa kiểu này ra đời đầu tiên ở ấn Độ vào cuối thế kỷ II, I TCN. Đó
là những chùa trong núi, trong hang động và được gọi là chùa hang. Đến thế kỷ V kiến
trúc Phật giáo phát triển mạnh, đến TK XVI công trình nổi tiếng về thể loại chùa hang
là chùa át Gian TA (Ajanta), chùa Cácly (Karli) hay đền lộ thiên tạc trong núi đá như
48
đền Cailara ở Enlôra. Chùa hang ở Cacly có 39m chiều sâu, 1m bề ngang và 14m
chiều cao. Những hàng cột được chạm trổ khéo léo cũng đục từ núi đá. Trong cùng là
một tháp tròn được trang trí rất đẹp
Một thể loại đáng chú ý trong kiến trúc tôn giáo (Phật giáo) là hình thức bảo
tháp (Stupa), một loại lăng mộ đựng xá lị của các vị tu hành đắc đạo. Đây là loại tháp
mộ. Cũng có những loại tháp không có xá lị thì được gọi là tháp thờ. Công trình tháp
Sanchi là tiêu biểu cho tháp của ấn Độ. Sanchi là một cụm di tích cổ xưa nhất của ấn
Độ, gắn với Asôkim tự tháp, người có công truyền bá tư tưởng Phật giáo ra nước
ngoài. Tháp Sanchi được xã hội vào khoảng năm 250 TCN. Sau đó được tu bổ to lớn
hơn lúc ban đầu. Đến nay tháp cao 16m và có đường kính là 36m. Nó là một kiến trúc
đẹp của đạo Phât, đồng thời là nơi lưu giữ những tác phẩm điêu khắc của ấn Độ.
-Kiến trúc Hồi giáo
Đến thế kỷ XVI, đạo Hồi nhập vào ấn Độ theo các hoàng đế Môgôn. Công trình
nổi tiếng ở ấn Độ không phải là đền thờ Hồi giáo mà là một lăng mộ. Đó là lăng Tát
ma han (Tadj Mahall) ở Agơra. Được xây dựng năm 1632. Công trình chính lăng là
một toà nhà đáy bình bát giác mỗi cạnh 100m, xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa
thạch màu đỏ trên nền cao. Mái lăng là một vòm tròn cẩm thạch trắng vươn cao, xung
quanh có bốn vòm tròn nhỏ hơn. Bốn góc là bốn tháp nhọn cao tới 40m. Toàn bộ lăng
được trang trí chạm trổ như ren thêu, như những tấm thảm Ba Tư bằng châu ngọc. Có
những đường điểm được chạm khảm bằng 12 loại đá quý. Đó là công trình kiến trúc
Hồi giáo của ấn Độ cũng như của thế giới.
Kiến trúc cung đình tuy phát triển không mạnh như kiến trúc tôn giáo,
nhưng các cung điện hoàng gia cũng được xây dựng to lớn và trang trí lộng
lẫy. Cung điện trong hoàng cung của vương triều Môrya là một toà nhà có ba
điện chồng lên nhau. Toàn bộ được trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc
tuyệt đẹp.
2.2. Nghệ thuật Điêu khắc
Ngay từ thời cổ đại đã có nhiều tác phẩm điêu khắc có trình độ khá cao. Cách ta
chừng 4.000 năm ở Ha ráp pa đã tìm được pho tượng người đàn ông trong tư thế
gợi đến môn phái Yoga. Hay ở SariĐkheri tìm được tượng Bà tổ mẫu. Đến thời
Môria, nghệ thuật điêu khắc đã phát triển và có nhiều tác phẩm đẹp: nghệ thuật
điêu khắc ấn Độ có nhiều trường phái: Môria và Xuônga ở Xác nát và Sanchi;
Găngđara ở ápganaxtan; Matura ở Bắc ấn, Amaravati ở Nam ấn. Đến triều đại
Gúp ta, điêu khắc ấn Độ đã đạt đến đỉnh cao và tác phẩm dường như được tạo ra
bởi một tập thể gồm các tăng lữ, nhà thơ, diễn viên và nhà điêu khắc. Những hình
tượng nghệ thuật được viết thành văn bản của tăng lữ, nhà thơ được nhà điêu khắc
49
chuyển vào chất liệu đá. Điêu khắc thường gắn liền với kiến trúc kết hợp với kiến
trúc để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh. Kiến trúc ấn Độ thường được trang trí
dày đặc bằng diện phù điêu theo phong cách ấn Độ. Ngoài ra còn có nhiều tượng
các vị thần trong tôn giáo ấn Độ như thần Siva và tượng các vũ nữ trong nhiều tư
thế đặc biệt uốn mình theo kiểu Tribanga…
Nghệ thuật điêu khắc ấn Độ mang mang trong nó nhiều đặc điểm độc đáo.
Trong đó, nổi bật nhất là tính nhục cảm cao. Các hình tượng con người, thần, Phật hay
các vũ nữ đều to khỏe, tràn trề sức sống và năng lực, sinh động, biểu cảm. Ngay cả về
đề tài, người ấn Độ cũng rất đặc biệt khi chọn những cảnh sinh hoạt tình dục đưa vào
các tác phẩm điêu khắc. Mặt khác, sự trang trí dày đặc, không để khoảng trống nhiều
hình chạm khắc tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Họ không diễn tả một nhân vật cụ thể, song lại rất chú
ý đến chi tiết. Tuy vậy phải nói rằng các tác phẩm điêu khắc ấn Độ mang tính chất
thẩm mỹ cao, đậm đà truyền thống.
2.3. Nghệ thuật Bích hoạ Agianta (Ajanta)
Trong chùa hang Agianta gồm 29 chùa. Đây thực sự là kho báu của cả 3 loại
hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ. Đặc biệt là những bích hoạ được vẽ ở
đây thuộc nhiều thế kỷ là tác phẩm của cả một dân tộc, một thời kỳ phát triển rực rỡ
nhất của đạo Phật. Các công trình kiến trúc, điêu khắc, bích hoạ ở Agianta còn giữ
được nguyên vẹn cho đến ngày nay. Hầu hết các tranh tường ở Agianta thể hiện truyền
thuyết và các đoạn đời khác nhau của Đức Phật. Ngoài ra còn diễn tả cuộc sống và
những phong tục của người ấn Độ, sự phong phú của thiên nhiên động thực vật. Phong
cách vẽ thống nhất, mặc dù nhiều tranh có thể cách nhau hàng mấy trăm năm. Những
tác phẩm này bộc lộ quan niệm sáng tạo cái đẹp ở cả hai phương diện tạo hình và trang
trí. Hình tượng các vũ nữ được vẽ với trang sức, các nếp áo rất tỉ mỉ có sức hấp dẫn
mạnh mẽ bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng tao nhã. Nhiều tác phẩm đẹp như tranh vẽ “Văn thù Bồ
Tát”, “Cám dỗ Đức Phật”, “Voi sáu ngà”.Ngoài hội hoạ ở Agianta còn nhiều phong
cách hội hoạ khác như hội hoạ Môgôn (hội hoạ cung đình), hội hoạ Ragipát (chủ yếu
diễn tả thần thoại).
Mỹ thuật ấn Độ với 3 loại hình nghệ thuật phát triển rực rỡ và để lại nhiều tác
phẩm đẹp. Phong cách mỹ thuật ấn Độ theo nhiều con đường, nhất là mỹ thuật Phật
giáo đã ảnh hưởng tới nhiều nước Châu á theo con đường truyền bá đạo Phật. Mỹ
thuật ấn Độ mang đậm tính chất tôn giáo. Nhưng cách thể hiện lại mang tính chất nhục
cảm cao, tính hiện thực sinh động. Tất cả các mặt tưởng chừng như đối lập ấy lại
thống nhất, hài hoà trong các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ tạo cho mỹ thuật
ấn Độ mang một vẻ riêng rất độc đáo.
50
51
BÀI 2: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
1. Vài nét về văn hóa, xã hội
Trung Quốc là một nước lớn ở phía Đông của châu á. Cách chúng ta khoảng
500.000 năm ở vùng Chu Khẩu Điếm (phía Tây Nam Bắc Kinh) đã có con người
sinh sống. Đó là người vượn Bắc Kinh. Qua những dấu vết còn lại được tìm thấy
ta biết người Bắc Kinh đã biết dùng lửa. Theo truyền thuyết, vào khoảng ba, bốn
ngàn năm trước đây có một tộc người sinh sống ở dưới chân núi Hoa và ven sông
Hạ. Cộng đồng này được gọi là người Hoa, mặc người Hạ ngày nay. Thời kỳ phát
triển của người Hoa Hạ là thời kỳ Tam Hoàng ngũ đế. Ở đây truyền thống văn hoá
của dân tộc mình. Ngay từ thời kỳ xa xưa họ đã có nhiều thành tựu về thiên văn
học, lịch pháp, y học, triết học và các khoa học tự nhiên, văn học. Bốn phát minh
lớn của Trung Quốc trong khoa học kỹ thuật là phát minh ra giấy, kỹ thuật in
chữ rời, là bàn và thuốc súng. Số Pi được Acsimet tính tới số thập phân thứ 4 và
người phương Tây đã dừng lại ở vị trí số xấp xỉ của số Pi. Vào thế kỷ thứ V,
cha con nhà toán học Tổ Xung Chi đã dùng một cách tính tìm ra trị số pi đến con
số thập phân thứ 10. Ngoài ra về mặt nghệ thuật tạo hình Trung Quốc cũng cống
hiến cho nhân loại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trung Quốc có nhiều loại hình tạp
kỹ, hội hoạ, bích hoạ, điêu khắc kiến trúc vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đặc biệt
ở thời kỳ cổ đại Trung Quốc có nhiều nhà tư tưởng đã cho ra đời nhiều học
thuyết, trào lưu tư tưởng lớn như Khổng Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh
Tử… với những học thuyết như Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia… Những
học thuyết tư tưởng này sẽ có ảnh hưởng đến sự hình thành đặc điểm của nền mỹ
thuật Trung Quốc. Tất cả mọi yếu tố: điều kiện địa lý, dân cư, lịch sử, sự xuất
hiện chữ viết, những thành tựu về khoa học kỹ thuật, những trào lưu tư tưởng
lớn… đã là cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ đại.
Sơ lược về quá trình phát triển của lịch sử Trung Quốc:Lịch sử Trung Quốc
được chia ra làm nhiều thời kỳ:
- Thời Tam hoàng ngũ đế (theo truyền thuyết): tam hoàng gồm Phục Hy, Nữ
Oa, Thần Nông. Khoảng thế kỷ 27 TCN có nhiều bộ lạc lớn do liên minh nhiều bộ lạc
nhỏ. Đây cũng chính là thời kỳ Ngũ đế gồm: Hoàng đế, Đế Cao Dương, Đế Cốc, Đế
Nghiêu, Đế Thuấn.
- Nhà Hạ (21 – 16T CN): Thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc.
- Nhà Thương: là thời kỳ phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ. Qua các lần khai
quật các di chỉ cho nhiều di vật quý. Đặc biệt là “giáp cốt văn” - đó là các bản văn tự,
những lời khấn nguyện… về sinh hoạt chính trị, xã hội Trung Quốc thời nhà Thương.
- Nhà Chu (1066 – 221 TCN): Gốm Tây Chu, Đông Chu (Xuân Thu, Chiến Quốc)
52
- Nhà Tần (221 – 206 TCN): Mở đầu cho thời kỳ phong kiến.
- Nhà Hán (206 TCN – 220 SCN) là thời kỳ phát triển thịnh trị của chế độ phong kiến
Trung Quốc. Là một đế quốc hùng mạnh nhất, rộng lớn trong lịch sử Trung Quốc.
- Thời Tam Quốc (220 – 280) gồm 3 nước: Nguỵ – Thục – Ngô
- Nhà Tấn (265 – 420)
- Thời Nam Bắc Triều (420 – 589)
- Nhà Tuỳ (581 – 618). Tiếp đó là một loạt các triều đại lần lượt thay thế nhau.
Sang nhà Tuỳ đến nhà Đường (618 – 907). Thời Ngũ đại ở miền Bắc và Thập quốc ở
miền Nam (907 – 960). Tống (960 – 1279). Nguyên (1271 – 1368). Minh (1368 –
1644) và nhà Thanh do người Mãn Châu thành lập từ 1644 – 1911 kết thúc. Đồng thời
đây cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Suốt từ khi nhà Hạ ra đời
đến 1911 với cuộc cách mạng tư sản Tân Hợi lịch sử Trung Quốc trải qua hai thời kỳ:
Chiếm hữu nô lệ và phong kiến.
2. Đặc điểm nghệ thuật Trung Quốc
Trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc xuất hiện nhiều nhà tư
tưởng lớn, trong đó có Khổng Tử, người sáng lập ra Nho gia. Sau ông có nhiều nhà tư
tưởng khác như Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư… đã hoàn chỉnh học thuyết này.
Khổng Tử (551 – 479 TCN) tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, người nước
Lỗ. Ông sống thời Xuân Thu. Tư tưởng của ông gồm triết học, đạo đức, đường lối trị
nước và giáo dục. Triết học có thể chi phối mọi mặt của con người. Đạo đức theo
Khổng Tử gắn với các mặt Nhân – Lễ – Nghĩa – Tín – Dũng. Trong đó quan trọng
nhất là Nhân. Hạt nhân đạo lý của Khổng Tử là khái niệm người quân tử. Ông đề cao
lối sống tôn trọng trật tự xã hội đồng thời là phù hợp với trật tự thiên nhiên. Khổng
Giáo đề cao lý trí. Nó cung cấp cho nghệ thuật, thơ ca một diện rộng đề tài về đạo đức
xã hội mang nhiều ý nghĩa giáo huấn. Nó hướng con người vào những hoạ sĩ để khôi phục
trật tự xã hội và xây dựng quốc gia vững mạnh. Người quân tử phải là tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ. Mỹ thuật Trung Quốc bị ảnh hưởng của tử tưởng Nho gia thể hiện ở
hai đặc điểm, đó là tính mực thước và tính đăng đối. Hình tượng các hiền nhân quân tử
các hiền nữ… thường xuất hiện trong mỹ thuật, nhất là ở các lăng mộ đời Hán.
Người đề xướng học thuyết đạo gia là Lão Tử, sống vào thời kỳ Xuân Thu và
Trang Tử là người kế tục. Học thuyết của Lão Tử lại nặng nề việc giải thích vũ trụ,
vạn vật. Ông cho rằng nguồn gốc vạn vật, vũ trụ là một vật sinh ra trước trời đất gọi là
Đạo. Từ Đạo mà sinh ra tất cả. Lão Tử còn đưa ra các mặt đối lập trong thế giới khách
quan như cứng – mềm, tĩnh - động, yếu – mạnh… Đạo vừa là nhịp điệu, vừa là sự
chuyển động của vũ trụ, vừa là cuộc sống vừa là hư không. Lão Tử lấy ví dụ về sự
thống nhất của: “có – không”. Ông ví như cái nhà: hình thể là có, nhưng trong có là
53