Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 116 trang )
Hang Latxcô (Pháp) lại do một nhóm trẻ em đi chơi trong khu rừng Latxcô, do
một sự bất ngờ chúng tìm thấy một chiếc hang lớn. Trên vách và trần hang chúng thấy
có nhiều hình vẽ thú vật. Trong đó rõ và đẹp nhất là hình ngựa, bò… Ngựa ở hang
Latxcô được thể hiện có màu sắc và đậm nhạt gợi khối. Những hình vẽ này thành công
đến mức người ta có thể ví nó với hình vẽ ngựa của các hoạ sĩ Trung Quốc, những bậc
thầy về diễn tả con vật. Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng lối vẽ màu ở đây khá
độc đáo. Màu được thổi lên hình vẽ qua một ống sậy hoặc ống xương. Các hình vẽ
được tô màu đỏ là chủ yếu. Trên hình vẽ có một số mảng màu được cạo bớt đi để diễn
tả khối, tạo sự sinh động cho hình tượng. Các tranh vẽ còn lại đến ngày nay được định
tuổi từ khoảng 15.000 đến 10.000 năm trước công nguyên.
Bên cạnh hình thú, ở đây còn có hình tượng con người: Những người đi săn bị thương ở
giữa các con vật, hình người ném lao hoặc hình người nhảy múa với mặt nạ thú…
Cách chúng ta hơn 5.000 năm trước đây, con người mới phát hiện ra chữ viết,
lúc đầu chỉ là những hình vẽ tượng trưng, những ký hiệu để trao đổi. Ví dụ hình tròn
có chấm ở giữa là mặt trời ( )… Dần dần các chữ tượng hình xuất hiện. Như vậy thì
từ “Nghệ thuật tạo hình” hay “Mỹ thuật” như ta thấy ngày nay xuất hiện sau những
hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử rất nhiều. Khi con người thời tiền sử vẽ hoặc
khắc vạch lên vách, trần hang động nơi họ sinh sống có lẽ họ cũng chưa nghĩ rằng đó
là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Những hình vẽ đó gắn với cuộc sống, với các
đồ vật, nơi sinh hoạt của con người. Về một mặt nào đó, trong tư duy nguyên thuỷ việc
vẽ hình cũng giống như việc săn bắt hay các công việc khác. Nó không chỉ mang ý
nghĩa nghệ thuật mà còn gắn với cái có ích. Ngoài ra nghệ thuật tạo hình lúc này còn
gắn với những tín ngưỡng, ma thuật. Theo E. H. Gombrich, tác giả cuốn “Câu chuyện
nghệ thuật” thì “Tranh và tượng được họ dùng để thực hành pháp thuật”. “Những
người thợ săn thời kỳ này nghĩ rằng chỉ cần vẽ hình con mồi và có lẽ tấn công chúng
bằng giáo mác hay rìu đá, những con thú thật sẽ khuất phục sức mạnh của họ”. Tất
nhiên đây là sự phỏng đoán của con người ngày nay khi nghiên cứu về 2 lịch sử mỹ
thuật của thời nguyên thuỷ.
Ngoài 2 ý nghĩa trên, các hình vẽ còn có ý nghĩa là những thông tin nhắn gửi
cho các thế hệ sau về cuộc sống, sinh hoạt của con người thời tiền sử. Ví dụ qua các
hình vẽ thú vật như bò rừng, ngựa, voi, ma mút… cho chúng ta biết về các động vật
thời nguyên thuỷ, ở bức tranh khác ta được chứng kiến cách đánh cá, cách quăng lưới,
cách sử dụng các con cá mồi lớn. Thậm chí con người thời kỳ đó vẽ chỉ để giải trí.
Những con người đầu tiên có mặt ở khắp nơi trên thế giới: Người Olduvai ở Đông phi,
người Bắc Kinh (Trung Quốc), người Nêanđéctan (Đức), người Crôma nhông (Pháp)
… Dấu vết về nghệ thuật của họ vì vậy cũng trải ra trên một địa bàn rất rộng lớn: từ
Châu Phi, Châu Á đến Châu Âu (Bắc Âu).
7
3. Tính tượng trưng, ước lệ trong nghệ thuật Nguyên thủy
Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ thực tế, người nguyên thuỷ cũng không thể vượt
quá cuộc sống hiện thực của mình, tầm hiểu biết của mình. Cuộc sống ấy hướng vào
những gì gần gũi, thân quen nhất. Đó chính là sự tìm hiểu các loài thú để có thể săn bắt
được, hoặc tránh xa những con thú nguy hiểm, dữ tợn… Tất cả những điều đó được
thể hiện qua hình vẽ. Nghệ thuật nguyên thuỷ vì vậy mới chỉ dừng lại ở việc diễn tả
một cách tài tình các con thú. Hình tượng con người cũng được đề cập tới, nhưng nghệ
sĩ nguyên thuỷ đã sử dụng các sơ đồ hoá, hoặc phong cách hoá đơn giản và ước lệ khi
vẽ con người.
Ngược lại trong điêu khắc lại phát hiện thấy hầu hết là tượng người, mà chủ yếu
là phụ nữ, được phát hiện nhiều nơi trên thế giới. Tượng có thể có kích thước to nhỏ
khác nhau. Cái nhỏ nhất khoảng 3,5cm, cái lớn nhất khoảng 23cm. Các bức tượng này
được làm bằng nhiều chất liệu như ngà, sừng, xương, đá hoặc đất nung chúng có
chung đặc điểm là: Tỉ lệ chung chưa được chú ý, chưa cân đối. Phần đầu và tay chân
không được diễn tả kỹ. Phần được chú trọng nhất là phần thân cùng với sự cường điệu
phóng đại các chi tiết: Ngực, mông, bụng. Phần chân dung hầu như không được diễn
tả. Có lẽ các nghệ sĩ khi làm những pho tượng này đã bị chi phối bởi những suy nghĩ
đặc biệt, mang theo tinh thần tư duy nguyên thuỷ.
Phong cách bao trùm mỹ thuật nguyên thuỷ là phong cách tả thực. Nghệ sĩ
nguyên thuỷ đã đi từ đơn giản đến phức tạp dần. Nhưng dù đơn giản hay phức tạp họ
đều đi đến một cái đích: Đó là cố gắng diễn tả đối tượng một cách đúng nhất và sống
động nhất. Điều này chứng tỏ sự quan sát kiên trì và chính xác những đặc điểm của đối
tượng. Sở dĩ người nguyên thuỷ thích tả thực vì những bức vẽ đó chưa đơn thuần là
nghệ thuật mà nó còn gắn liền với nhiều chức năng khác. Những chức năng đó đòi hỏi
hình vẽ phải chính xác, phải giống thực một cách tối đa. Lúc ban đầu, hình vẽ được
diễn tả bằng nét là chính. Người thời nguyên thuỷ chú ý nhất đến đường sống lưng của
con vật. Có thể nói đó chính là trục tạo dáng cho hình tượng nghệ thuật. Sau này, khi
tư duy đã phát triển, con người biết tìm ra các màu vẽ, rồi tìm cách diễn tả chỗ đậm,
chỗ sáng. Từ nét đậm nhạt, màu sắc, từ những hình đơn lẻ đến các bức tranh có ý thức
bố cục, đề tài, đó chính là sự phát triển của mỹ thuật thời nguyên thuỷ thông qua loại
hình nghệ thuật vẽ hình, chạm khắc hình lên vách, trần hang động. Cùng với phong
cách tả thực, các nghệ sĩ nguyên thuỷ còn biết cách điệu, ước lệ hoá, sơ đồ hoá. Lấy
bức chạm “Một đàn hươu qua sông” trên một mảnh xương tìm thấy ở hang Mê - ri làm
8
ví dụ. Tác giả đã rất giỏi khi chạm hình 3 con hươu đầu đàn và một con cuối đà, ở giữa
tác giả chỉ diễn tả các cặp sừng cao dần, phía dưới dùng các gạch chéo với cách làm
như vậy tác giả đã cho chúng ta thấy một đàn hươu rất đông đang di chuyển. Các hoa
văn gạch chéo, hay những cặp sừng tượng trưng.
9
BÀI 2: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI
1. Hoàn cảnh xã hội thời kỳ Hy lạp cổ đại
Sau Ai Cập cổ đại, vào khoảng thế kỷ XVIII TCN, ở phía bên kia Địa Trung
Hải, Hy Lạp ra đời, lãnh thổ của nó bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển Ê
Giê và vùng Tây Tiểu á. Hy Lạp không thuận lợi về nông nghiệp song lại tốt trong
việc giao thông trên biển. Với tài nguyên dồi dào đã tạo điều kiện cho Hy Lạp phát
triển thủ công nghiệp và ngoại thương. Nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền văn
minh Hy Lạp trong đó có nghệ thuật tạo hình.
Cho đến tận ngày nay, khi nhắc đến Hy Lạp người ta sẽ nghĩ ngay đến đền thờ
Pác Tê Nông (Parthénon), đến các pho tượng trên biển của Hy Lạp như tượng người
ném đĩa, tượng vệ nữ Mi lô… nghệ thuật Hy Lạp đã phát triển và để lại nhiều thành
tựu vĩ đại.
Thành tựu của nghệ thuật tạo hình Hy Lạp vừa biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời
của người Hy Lạp vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hy Lạp về trí tuệ trong
tạo hình. Con người thời nay không chỉ khâm phục trước những tác phẩm nghệ thuật
tiêu biểu của Hy Lạp. Họ đã tìm thấy trong nền nghệ thuật cổ đại này một tư tưởng
nhân văn cao thượng, một nền nghệ thuật hiện thực, ca ngợi giá trị và vẻ đẹp của con
người. Đây là cơ sở để xây dựng một nền văn hoá mới, thấm đẫm những tư tưởng
nhân văn.
Nhà nước Hy Lạp cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ chứa đựng những tư tưởng
dân chủ tiến bộ, là Nhà nước thông bang, ở đó có hai vua với quyền lực như nhau, vừa
là thủ lĩnh quân sự, vừa là tăng lữ và người xử án. Chế độ xã hội ở đây là chế độ dân
chủ chủ nô, chế độ đó, mở đường cho các nhà khoa học, những nghệ sĩ, những công
dân tự do này được phát triển tài năng, trí sáng tạo. Điều này giúp nghệ thuật cũng như
khoa học Hy Lạp cổ đại phát triển mạnh.
Nghệ thuật Hy Lạp còn được nuôi dưỡng bằng một nguồn đất đặc biệt – nguồn
thần thoại Hy Lạp. Quan niệm của người Hy Lạp về thế giới thần linh giống như thế
giới con người. Đó là quan niệm “thần nhân đồng hình”. Quan niệm này chi phối tới
việc xây cất các công trình kiến trúc. Những câu chuyện gợi nguồn cảm hứng sáng tạo
cho các nghệ sĩ tạo hình. Họ tìm thấy ở đây chất thơ, chất cảm xúc, thúc đẩy họ sáng
tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, thấm đượm tinh thần nhân văn.
Năm 776 TCN thế vận hội lần đầu tiên tổ chức tại Hy Lạp. Phong trào rèn luyện
sức khoẻ để trở thành các chiến binh dũng mãnh đồng thời tạo ra những cơ thể đẹp đẽ
cân đối. Đó là nguồn mẫu hình lý tưởng cho các nghệ sĩ Hy Lạp nghiên cứu sáng tạo
ra tỷ lệ vàng cho hình tượng con người.
10
Hội tụ tất cả những yếu tố trên là điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển của văn
hoá, nghệ thuật Hy Lạp. Nghệ thuật Hy Lạp nhất là kiến trúc và điêu khắc đã đạt tới
đỉnh cao chỉ sau hơn 200 năm, từ thế kỷ VII đến V TCN.
2. Một số thành tựu nghệ thuật cơ bản
2.1. Nghệ thuật hội họa
Nghệ thuật hội hoạ Hy Lạp hầu như không còn giữ được tác phẩm nào,
các tác giả, tác phẩm danh tiếng của họ còn được lưu truyền trong sách, truyện
ta biết được tên tuổi: Apenlơ, Giơxít, Pôlinhơ… với đề tài chủ yếu là lịch sử và thần
thoại Hy Lạp. Các tác phẩm được vẽ với phong cách tả thực, sinh động.
Ngoài ra có một nguồn tài liệu khá phong phú cho nghệ thuật vẽ hình
mang tính đồ hoạ, đó là những hình vẽ trên những chiếc bình cổ Hy Lạp. Bình
cổ Hy Lạp có nhiều kiểu dáng đẹp. Điều đáng chú ý là các hình vẽ trang trí trên
đồ gốm cổ Hy Lạp có hai cách trang trí: Hình vẽ đen trên nền trắng sáng hoặc
hình vẽ màu đỏ trên nền gốm đen. Các hoạ sĩ trang trí lưu ý đặc biệt đến yếu tố
nét, mảng trong các hình vẽ. Đề tài thay đổi qua các thời kỳ: Thần thoại, duyên
dáng và đa tình, lịch sử.
Tính chất tôn giáo, thần thoại bộc lộ ở nội dung, đề tài. Nhưng qua các hình
tượng nhân vật các tác giả lại muốn ca ngợi vẻ đẹp của con người, một vẻ đẹp hoàn
thiện cả về ngoại hình và nội tâm. Các nghệ sĩ Hy Lạp đã bỏ được công thức chi phối
trong nghệ thuật tạo hình buổi ban đầu, những ước lệ tạo hình cơ sở để tiến tới một
nền nghệ thuật hiện thực giàu tính nhân văn. Các loại hình nghệ thuật tạo hình đều
phát triển và có thành tựu cao, để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm vô giá. Đó là nền
móng, là cơ sở cho nghệ thuật tạo hình châu âu sau này.
1.2 Nghệ thuật điêu khắc và trang trí kiến trúc
Trong đời sống của người Hy Lạp thời cổ đại, tôn giáo đóng vai trò quan trọng.
Họ thờ rất nhiều vị thần. Thể loại kiến trúc phát triển là kiến trúc đền thờ gần như toàn
thể các công trình xây dựng có giá trị nghệ thuật, to đẹp nhất thuộc về tôn giáo. Kích
thước đền thờ vừa phải, không quá lớn đồ sộ. Nó cũng giống nghệ thuật kiến trúc Ai
Cập ở chỗ kiến thức kiến trúc chính là kiến thức cột. Kiến trúc Hy Lạp có 3 thức cột
chính:
Thức Đôríc, thức Iônic, và thức Corinthian
Sự khác nhau giữa các thức cột này được phân biệt bởi phần đầu cột và các khía
rãnh. Cột Đôríc có hai mươi khía rãnh khá rộng. Hai mươi bốn đôi khi là bốn tám khái
của cột Ioníc sâu hơn, khít hơn. Cột Đôríc ra đời sớm nhất và phát triển ở Pðloponnêse
và các khu dân cư ở miền Nam ý và đảo Sixin (Sicile). Phong cách Iôníc thanh mảnh
và duyên dáng hơn. Phần đầu cột được trang trí bằng hình guột cột Đôríc Iônic
11