1. Trang chủ >
  2. Văn Hóa - Nghệ Thuật >
  3. Điêu khắc - Hội họa >

BÀI 5: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHỤC HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 116 trang )


khắc cũng có thành tựu lớn, những nhà điêu khắc danh tiếng của thời kỳ này là Lô ren

giô ghi béc ti (Lorenzo ghiberti) với tác phẩm Hai cánh cửa rửa tội ở Floren; Đô na ten

lô với pho tượng vị thủ lĩnh Gát ta mơ la ta, Đa vít, Vê rô ki ô với các pho tượng kỹ

mã nổi tiếng…

Kiến trúc thế kỷ XV được đánh dấu bằng các đặc điểm mới: Ở thời kỳ này kiến

trúc thế tục vượt qua trình độ phát triển của kiến trúc tôn giáo. Thời trung cổ, kiến trúc

tôn giáo chiếm ưu thế tuyệt đối với các phong cách kiến trúc Rômăng, Gôtích,

Bidăngtanh. Kiến trúc thời này là sự kết hợp thể thức kiến trúc trung cổ (Gôtích) với

nghệ thuật kiến trúc La mã. Trong thiết kế dành vị trí quan trọng cho nóc tròn trên đồ

án hình vuông. Chòm cột nhỏ ở nhà thờ Gôtích được thay thế bằng trụ vuông hay cột

tròn to. Vòm bán nguyệt trong kiến trúc Rômăng được thay thế bằng vòm tròn hỗn

hợp cung tròn và nhọn của Rômăng và Gôtích. Sang nửa sau thế kỷ XV phong cách

kiến trúc khởi đầu từ Floren được lan truyền đến các trung tâm khác của ý như Vơ ni

dơ. Trong phong cách cũng có sự thay đổi, bởi sự tĩnh lặng, nghiêm trang thoáng đạt

hơn và trang trí nhiều hơn.

Thời kỳ phục hưng phát triển (thế kỷ XVI)

Thế kỷ XVI được coi là thế kỷ cổ điển phục hưng (Renaissance Classique) theo

cách hiểu trong nghệ thuật thời kỳ cổ điển của một nền, một phong cách nghệ thuật

chính là lúc nghệ thuật đó đạt đến đỉnh cao, hoàn thiện, mẫu mực và định hình về

phong cách. ở thời tiền phục hưng, mỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu. Song ở một

vài tác giả, ở một số tranh của họ bên cạnh sự đổi mới về phong cách vẫn còn đôi chút

ảnh hưởng của con người, sự biểu cảm chưa thật sâu sắc… Nhưng sang thế kỷ XVI,

mỹ thuật ý đã thực sự phục hưng. Một nền nghệ thuật đi theo hướng hiện thực, tự

nhiên đã phát triển rực rỡ, để lại nhiều tác giả và tác phẩm có giá trị còn tồn tại mãi

mãi. Một phong cách nghệ thuật mới đã thực sự định hình. Thời kỳ này chứng kiến sự

phát triển của hội hoạ, điêu khắc cũng như kiến trúc. Đây là thời kỳ của những tên tuổi

nổi tiếng như Đônatô Bramăngtơ (Donato Bramante: 1444 - 1514): Kiến trúc sư danh

tiếng nhất của thời phục hưng với công trình kiến trúc vĩ đại và đồ sộ là nhà thờ thánh

Pie (Saint Pierre), với công trình này được coi là toà giáo đường lớn nhất và là một kỳ

quan của thế giới kitô giáo, Mi ken lăng giơ (Mikenlange) - nhà điêu khắc, kiến trúc

sư, hoạ sĩ…

Trước phục hưng, tranh trên giá chưa thực sự phát triển. Suốt thời kỳ cổ đại,

trung cổ thể loại tranh được sử dụng mạnh nhất là bích hoạ. Hay nói một cách khác là

tranh luôn gắn với kiến trúc, “tựa” vào các mảng tường và tồn tại cùng với kiến trúc.

Đến phục hưng, nhiều hoạ sĩ với những tác phẩm của họ được con người của nhiều

thời đại yêu thích. Chưa bao giờ, hội hoạ lại phát triển và đạt được nhiều thành công

như thời kỳ phục hưng. Các thể loai tranh đều được các hoạ sĩ thích thú thể hiện. Được

25



ưa thích nhất là tranh chân dung, tranh tôn giáo, thần thoại, tranh sinh hoạt… Hai

trung tâm lớn là Rome và Vơnise. Các hoạ sĩ Vơnise vẫn tiếp tục phát huy sở trường

của truyền thống hội hoạ Vơnise, họ say mê với sự phối sắc, màu sắc tươi sáng, rực rỡ,

tranh của họ truyền đến cho người xem sự lạc quan, yêu đời vui vẻ và hạnh phúc. ở

Rome là nơi thu hút các danh hoạ ý cũng như các hoạ sĩ ở nhiều quốc gia khác. Nơi

đây được coi như trường học lớn, nơi đào tạo ra nhiều hoạ sĩ bậc thầy cho nền hội hoạ

thế giới như Lê ô na đờ vanh xi, Raphaen, Tixiêng, Gioóc giôn…

Mỹ thuật phục hưng phát triển manh ở cả ba loại hình nghệ thuật: kiến trúc, điêu

khắc, hội hoạ. Điều đáng nói ở đây là một phong cách nghệ thuật tạo hình mới được

hình thành và định hình vào thế kỷ XVI. Trong đó hội hoạ là loại hình nghệ thuật phát

triển mạnh nhất từ trước đến lúc đó. Nó đã được các nghệ sĩ sáng tạo theo quan điểm

mang tính chất nhân văn, vì giá trị, vẻ đẹp của con người. Tranh tượng phục hưng

mang nhiều phẩm chất nghệ thuật cao quý. Tuy vậy cái đẹp của thời phục hưng, trong

tranh tượng phục hưng là cái đẹp hoàn thiện, cái đẹp hài hoà, cân đối của tất cả các

yếu tố ngôn ngữ tạo hình. Ngày nay, trong thời kỳ hiện đại, có thể đối với một số

người tranh phục hưng với vẻ đẹp tĩnh lặng, trang nghiêm, mẫu mực, kinh điển là

không phù hợp. Mặc dù vậy vượt qua không gian và thời gian, mỹ thuật phục hưng

vẫn được kính trọng và sẽ còn là những bài học vô giá với nhiều thế hệ nghệ sĩ muốn

học hỏi và nghiên cứu về nghệ thuật.

2. Khái niệm và cơ sở hình thành nghệ thuật Phục Hưng

Danh từ phục hưng (Renaissance) theo tiếng Pháp nghĩa là sự tái sinh hay hồi

phục. Quan niệm về sự tái sinh nghệ thuật, sự hồi sinh của tất cả những gì cao cả và vĩ

đại. Nơi nghệ thuật phát triển mạnh mẽ nhất là ở Phờlorăngxơ (Florence). Người ý cho

rằng nền nghệ thuật vẻ vang của họ thời La mã cổ đại đã bị người gốt (Goth - tên một

man tộc ở Châu Âu) phá huỷ cùng với việc làm sụp đổ La mã. Vì vậy sứ mệnh của họ

là phải làm cho nghệ thuật được phục hồi, được sống lại. Vào đầu thế kỷ XIV các nghệ

sĩ ý đã quyết tâm tạo ra một nghệ thuật mới, khác xa với nghệ thuật thời trung cổ

(Middle - Age). Cùng với sự tái sinh của mỹ thuật còn có sự tái sinh của văn chương

của thuyết tâm linh… Từ đó làm nảy sinh một làn sóng mới về nghệ thuật, văn học.

Phong trào văn hoá mới này được gọi là phong trào văn hoá phục hưng.

Mặt khác, ở ý thời kỳ này có nhiều trung tâm kinh tế phồn vinh, chính trị ổn

định, tạo điều kiện cho nhiều tư tưởng mới phát triển. Mạnh mẽ nhất là tư tưởng nhân

văn, đề cao giá trị của con người, ở đây không còn tư tưởng lấy thánh thần làm đích

đánh giá và phấn đấu mà lấy chính con người, coi con người là thước đo mọi giá trị, là

trung tâm của vũ trụ. Các tác phẩm mỹ thuật, đặc biệt là tranh, tượng thời kỳ này thực

sự là bản anh hùng ca ca ngợi vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ của con người. Nghệ thuật

không những được tái sinh mà còn phát triển đến đỉnh cao trên cơ sở hoàn cảnh xã hội

26



mới. Phong trào văn hoá phục hưng bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV và đến

cuối thế kỷ XVI mới kết thúc. Thời kỳ đó trong lịch sử mỹ thuật được gọi là thời kỳ

phục hưng, khởi đầu từ các đô thị ở miền Bắc nước ý. Dần lan sang các nước châu âu

khác như Hà lan, Anh, Pháp, Đức… Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của phục hưng là

thế kỷ XVI.

3. Thành tựu nghệ thuật Phục Hưng

3.1 Nghệ thuật hội họa

Hội họa Phục hưng đạt được nhiều ưu điểm, trước hết là sự hoàn thiện chất liệu

sơn dầu và hơn hết là sự kết hợp yếu tố khoa học vào sáng tạo nghệ thuật; đưa phối

cảnh vào trong tranh. Hội họa tả khối, tả chất sinh động. màu sắc hài hòa. Diễn tả tỉ lệ

người theo tỉ lệ vàng với sự hoàn thiện của giải phẫu tạo hình. Một số tác giả tiêu biểu

đã làm cho nền Hội họa phục hưng đạt đến đỉnh cao sáng tạo, họ là những nhà nghệ sĩ

kết hợp nhiều tố chất

Hoạ sĩ Giốt tô đi Bôn đô nê (Giotto di Bondone) 1267 - 1337

Là một hoạ sĩ vẽ tranh thờ rất nổi tiếng, tranh của ông vẽ đã có thay đổi về

phong cách, trên khuôn mặt Chúa, các thánh… Người thầy của ông là Ximabuê là

người đã đưa vào tranh một thứ được chiếu dọi bởi một thứ ánh sáng tương phản mạnh

tạo ra những nếp nhăn hằn sâu, những mảng khối mạnh. Vì vậy hình tượng nhân vật

trong tanh ông mang tính biểu cảm hơn. Đến Giotto di Bondone kế thừa theo cách tân

của thầy ông, đưa nghệ thuật về gần với cuộc sống. Chiều sâu của không gian trong

tranh đã được chú ý tới. Ông không sử dụng nền trang trí trong tác phẩm, ông đặt các

nhân vật của mình trong một không gian thực với các yếu tố phong cảnh làm nền. Tác

phẩm “Phản bội chúa” đã biểu hiện được sự phản bội một cách minh bạch và cho thấy

sự cách tân trong cách thể hiện con người, ánh sáng và sự cân đối hài hoà về sự sắp đặt

màu sắc, bố cục. Tranh của ông đã đưa lại cảm xúc mạnh mẽ cho người xem, ở các

nhân vật, ngoài việc diễn tả vẽ bên ngoài, hoạ sĩ đã chú ý đến sự biểu hiện của nội tâm:

vẽ đau đớn, buồn bã, than khóc trước sự mất mát (tranh bích hoạ “Đám tang chúa

Kitô”).

Ma dắc xi ô (Masaccio) 1401 - 1428

Là người mở đầu cho nghệ thuật thế kỷ XV. Nghệ thuật của ông là sự tổng hợp

của nhiều yếu tố, bởi ông được thừa hưởng các thành tựu về hình hoạ của Giôttô, phép

phối cảnh trong kiến trúc, phân bố hệ thống ánh sáng trong tranh rõ ràng… diễn tả con

người sống động, hình tượng nhân vật, mảng sáng tối manh, tương phản, gợi khối tròn

và mềm mại. Bức bích hoạ “Đôi vợ chồng đầu tiên bị đuổi khỏi vườn địa đàng” đã nói

lên điều đó, ông đã thành công trong việc diễn tả hai cơ thể khoả thân bố cục trong

hình chữ nhật đứng, ngoài cái đẹp về hình thể, khối, đậm nhạt, tác giả còn nhấn mạnh

27



tâm trạng của hai con người này. Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng, trừ mảng màu đỏ ở

hình tượng thiên thần, còn tất cả hoà trong hoà sắc vàng trong sáng nhẹ nhàng, sự

mềm mại, gợi cảm của chất da thịt còn thiếu vắng. Thay vào đó là sự rành mạch đậm

nhạt, gợi vẻ cứng rắn, khoẻ mạnh của cách tạo khối điêu khắc. Ông còn nhiều tác

phẩm khác như “Tiền quyên góp”, “Chúa ba ngôi”, “Đức mẹ Thánh John và Những

người dâng cúng”… Tranh ông phần lớn là đề tài tôn giáo. Nhưng qua đề tài tôn giáo

hoạ sĩ gửi tới người xem thông điệp về vẻ đẹp và giá trị của con người. Chiều thứ 3

của không gian được diễn tả tốt nhờ sự chắc chắn về hình, đậm nhạt và tương quan

nóng lạnh của màu sắc trong tranh.

Hoạ sĩ Bô ti xen li (Botticelli) 1445 – 1510

Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông có nhiều tác phẩm: Tranh ở nhà thờ

Sanh nghệ thuật Maria Maggiore ở Floren, tranh về lịch sử tình yêu, tranh bàn thờ

thánh, … trong số đó người ta nhắc đến nhiều hơn những tác phẩm “Mùa xuân”,

“Ngày sinh của thần vệ nữ”. “Lễ truyền tin”… Bên cạnh những đề tài tôn giáo quen

thuộc, ông đã đề cập đến đề tài thần thoại. Một sự thay đổi, hay một sự quay trở về với

truyền thống vinh quang thời cổ đại La mã? Tranh “Ngày sinh của thần vệ nữ” cho

thấy một vẻ đẹp tổng thể, hài hoà của nhiều yếu tố tạo hình: Đường nét, màu sắc và

chất biểu cảm: Thần vệ nữ là một cô gái đẹp mảnh dẻ, lả lướt với những lọn tóc vàng

dày, nặng song mềm mại cuộn rủ xuống thân hình khoả thân, tác giả đã diễn tả chất da

thịt căng tròn, đầy cảm xúc, thân hình mượt mà, sống động. Tác phẩm “Mùa xuân” lại

mang đến cảm xúc khác: Xem tranh ta có thể thấy hết biểu hiện của mùa xuân như sắc

đẹp, hoa trái, duyên dáng, niềm vui, say mê hạnh phúc… Màu sắc của tranh tươi sáng,

trang trọng và rực rỡ, kết hợp với sức sống từ những hình tượng thần linh với đường

nét mềm mại, ánh sáng dàn trải nhưng mạnh mẽ đã cho chúng ta cảm xúc đầy đủ tràn

đầy về mùa xuân. Tác phẩm “Truyền tin” lại cho ta thấy sự rõ ràng, rành mạch, song

vẫn có sự tương phản giữa những đường thẳng, sắc cạnh trong các chi tiết tường nhà,

nền gạch với những đường cong nếp gấp mềm mại trong việc diễn tả trang phục của

nhân vật. Rồi sự tương phản về nóng lạnh của màu sắc để diễn tả xa gần. Điều đáng

chú ý là việc sắp xếp hai hình tượng thiên thần và đức mẹ, hai thái độ tình cảm.

Hoạ sĩ Lê ô na đờ vanh xi (Léonar de vin ci) 1452 – 1519

Với nhiều tác phẩm thành công tên tuổi của Léonar de vin ci ngày càng nổi và

ông vẫn tự hào cho rằng ông đã đấu tranh để chứng minh được hội hoạ đúng là nghệ

thuật tự do như nghệ thuật hùng biện, văn phạm, triết học và phép biện chứng. Ông và

các hoạ sĩ khác nghĩ rằng phải dựa trên cơ sở khoa học mới có thể biến hội hoạ từ

nghề thủ công bị coi nhẹ thành nghệ thuật đáng coi trọng. Đó là lẽ cũng chính là lý do

khiến Léonar de vin ci say mê nghiên cứu luật phối cảnh và cấu trúc cơ thể người, ông

muốn nghệ thuật gắn bó với khoa học.

28



Tài năng của Léonar de vin ci không chỉ dừng lại ở hội hoạ mà còn ở kiến trúc,

điêu khắc, âm nhạc, chế tạo súng, đạn, vũ khí, máy móc, mô hình máy bay…

- Tác phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” - Tranh tường (1495 - 1498)

- Tác phẩm “Mônalida” - Sơn dầu trên gỗ

- Tác phẩm “ Đức mẹ đồng trinh trong hang” - Sơn dầu

Raphaen Xăng ti (Raphael Santi) 1483 – 1520

Cùng với Lê ô na đờ vanh xi và Mikenlăngiơ, Raphaen góp phần tạo nên sự

chuẩn mực, định hình cho sự phát triển của phong cách nghệ thuật phục hưng, nếu

Mikenlăngiơ phong cách mạnh mẽ, cường liệt bao nhiêu thì ngược lại phong cách của

Raphaen lại mềm mại, nhẹ nhàng bấy nhiêu. Trong mỹ thuật phục hưng hai nghệ sĩ

này được coi là hai thái cực đối lập nhau. Những tác phẩm nổi tiếng của Raphaen là:

- Đức mẹ của Đại công tước

- Đức mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng – Sơn dầu (1505)

-Trường Aten – Bích hoạ (1510 – 1512)

- Đức mẹ Sixtime (1512 – 1513)

Tranh của Raphaen biểu hiện cái đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển và duyên dáng,

mang nội dung lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng nhân vật sâu sắc. Tranh của ông là

những mẫu mực về màu sắc, bố cục, về hình hoạ.



29



3.2 Nghệ thuật điêu khắc

Điêu khắc phục hưng đạt đến chuẩn mực về giải phẫu tạo hình. Nhiều nhà điêu

khắc nổi tiếng đã làm rạng danh đất nước Italia với phong cách điêu khắc da dạng và

đề tài sáng tác phong phú.

Đô na ten lô (Donatello) 1386 – 1466

Trong tác phẩm của mình, đề tài được ông đề cập tới nhiều nhất là đề tài tôn

giáo, gắn với các công trình kiến trúc tôn giáo: Thánh Mác (phù điêu đá), thánh

Gioóc… Mỗi bức một khác nhau về bố cục, về tình cảm mẹ con… Nhưng cái đẹp

chung toát ra từ những bức phù điêu hoặc tượng của ông là vẻ đẹp hiện thực của con

người trần tục và tình cảm yêu thương vô hạn của Đức mẹ với đức Chúa con. Ngoài ra

chủ đề những người anh hùng dân tộc trong đấu tranh chống giặc, những sự tích hay

huyền thoại ca ngợi cuộc sống cũng được ông thể hiện. Ông cũng rất thành công khi

xây dựng tác phẩm hoành tráng đài kỷ niệm người thủ lĩnh quân sự Gát ta mơ la ta.

Tài năng của ông cũng được biểu hiện qua các bức chạm nổi trên nhiều chất liệu: đá,

đồng… trên mặt phẳng, ông khéo léo tạo nhiều lớp khối cao thấp khác nhau rất phong

30



phú nên đã tạo được không gian sống cho nhân vật trong phù điêu. Dáng của các nhân

vật ở mọi chất liệu đề tài đều rất động, đa dạng, đường nét mềm mại, dịu dàng.

Mi Ken lăng giơ Bu ô na rô ti (Michel Ange Buonarroti) 1475 – 1564

Hoạ sĩ sứ Phờ lô grăng xơ, đồng thời là nhà điêu khắc, kiến trúc sư và nhà thơ

của nước ý. ông là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thời phục hưng. Nghệ thuật

của Mi ken lăng giơ là nguồn lực hình thành nên phong cách kiểu cách (Manierisme),

báo trước sự ra đời của nghệ thuật Barốc cơ, Mi ken lăng giơ sinh ngày 18/2/1564 tại

Rome. ông bắt đầu học mỹ thuật trong xưởng của thầy đơ mơ ni cô (Domenico) và

thầy Đavít ghi rlang đai ô (Giardino Medicco) và được nhà điêu khắc Béc tôn đô đi giô

van ni (Bertoldl di Giovanni) dạy học hình hoạ, nặn tượng và làm phù điêu. khi thầy

giáo mất Mi ken lăng giơ rời Phờ lô răng xơ đến Blônhơ (Blogne) tạc rất nhiều tượng

cho nhà thờ thánh Đô mơ ni cô. các bức tượng tuyệt tác ấy làm cho tên tuổi Mi ken

lăng giơ lẫy lừng cả xứ. Năm 1494, Mi ken lăng giơ trở lại Phờ lô răng xơ, từ 1496

đến 1513 ông sống và làm việc tại Tome. Giai đoạn này đánh dấu sự làm việc xung

sức của nghệ sĩ, ông hoàn thành vô số các bức tượng thánh và Đức mẹ trong nhà thờ,

năm 1501 Mi ken lăng giơ đi Xiên nơ (SiêNhà nước) và Phờ lô giăng xơ, lần này ông

bị cuốn hút vào việc tạc tượng Đavid khổng lồ. Cao khoảng hơn 3m với 1 tảng đá hoa

cương lớn, tới 1504 ông mới hoàn thành xong tác phẩm. Từ 1505 Mi ken lăng giơ bắt

đầu làm dự án lăng mộ giáo hoàng Duy lơ II (Jules II) và kết thúc vào năm 1513. Năm

1508, Mi ken lăng giơ còn trang trí vòm nhà thờ Xích xtin, đến năm 1512 mới xong.

Từ 1520 - 1534 Mi ken lăng giơ kí hợp đồng về kiến trúc cho nhà thò Mê đi xi

(Mðdicis), công trình này được đánh giá là tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, tổng hợp hài

hoà giữa mỹ thuật và kiến trúc, năm 1535 - 1536 Mi ken lăng giơ quay lại Rôme và

thể hiện những bức tranh tường đồ sộ, đầu tiên là bức “Sự phán xét cuối cùng” trên

vách của nhà thờ Xích xtin khổ 20m x 10m, năm 1541 tác phẩm vĩ đại này mới được

hoàn thành. Một thời gian sau, Mi ken lăng giơ thể hiện 2 bức tranh tường lớn ở nhà thờ

Pôlinnơ (Pauline) ở Vaticăng. Nhà thờ riêng của giáo hoàng không lâu sau đó Mi ken lăng

giơ nhận thầu tiếp 2 công trình kiến trúc tại Rome, trụ sở làm việc Xanh Pi e rơ (St.

Pierre) ở Ba đi li cơ (Basilique) và hoàn thiện Pla da Phác nê dơ (Plazza Farnese).



31



Piet ta- Mikenlăng



Đavít

3.3 Nghệ thuật kiến trúc



32



Hai công trình kiến trúc tại Rome, trụ sở làm việc Xanh Pi e rơ (St. Pierre) ở Ba đi

li cơ (Basilique) và hoàn thiện Pla da Phác nê dơ (Plazza Farnese) Ở trung tâm văn hoá

rộng lớn này do Mikenlăng đảm nhiệm. Mi ken lăng giơ còn làm nhiều dự án kiến trúc

khác, cả cuộc đời làm kiến trúc Mi ken lăng giơ luôn thể hiện phong cách kiến trúc

Badilicơ (Basilique: Kiến trúc Phục hưng thường được thể hiện Kiểu kiến trúc có các

khung hình chữ nhật hoặc vuông phía dưới, cong phía trên là nửa hình tròn) 15 năm

cuối đời, Mi ken lăng giơ luôn gắn mình với cong việc kiến trúc, điêu khắc, Hội hoạ

trong các ngà thờ Xanh Pie rơ và nhà thờ Xpho rda (Sforra). Mi ken lăng giơ cũng là

tác giả của nhiều bài thơ tình mang dấu ấn đặc sắc của con người thời phục hưng. đọc

những bài thơ này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn cá tính đa dạng, diệu kỳ của ông, Mi ken

lăng giơ mất tại Rôme ở tuổi 89, thi hài của ông dược an táng tại nhà thờ Xanh cô rô

xơ (St. Coroce) thuộc Phờ lô răng xơ.Thời kỳ phục hưng, nghệ thuật kiến trúc cũng đạt

đỉnh cao không chỉ bởi kết cấu vật liệu mà hơn hết là sự kế thừa, phục hồi lại những

thành tựu điển hình của thời kỳ cổ đại cả quy mô và nghệ thuật tạo hình với các chi tiết

trang trí độc đáo.



33



BÀI 6: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CỔ ĐIỂN

1. Cơ sở hình thành nghệ thuật cổ điển

Trường phái Cổ Điển được định nghĩa trong t điển là trình độ cao nhất về Văn

Chương và Nghệ Thuật, đặc biệt là phụ thuộc vào nền Văn Hóa Cổ Hy Lạp và Cổ La

Mã. Danh từ Cổ Điển mang hàm ý rằng trong quá khứ, con người đã đạt tới sự tuyệt

vời về nghệ thuật và ngày nay những công trình văn học, nghệ thuật liên quan tới

truyền thống cũ đều được coi là cổ điển.

Các nghệ sĩ cổ điển trong thế kỷ 18 tại châu Âu đã không quan tâm tới cá tính

hay các kinh nghiệm cá nhân như là sơ liệu nghệ thuật của họ. Một công trình nghệ

thuật tự bản thân nó đã có sẵn cái đẹp, cái hay mà không cần tới sự diễn tả của bản ngã

người nghệ sĩ trong khi các nghệ sĩ thuộc trường phái lãng mạn (romantic) lại coi

Nghệ Thuật là một phương tiện để tự thể hiện. Trường phái cổ điển hướng về sự trong

sáng của tư tưởng và vẻ đẹp của hình thể, coi trọng sự kiểm soát và kỷ luật nơi nghệ

thuật, quan tâm tới tiềm năng trong cách diễn tả thuần lý, trong công phu gọt dũa tỉ mỉ

và tầm nhận thức về vẻ đẹp lý tưởng. Tất cả căn bản của phong cách cổ điển đã

khuyến khích người nghệ sĩ chú tâm vào các phẩm chất của trật tự, của sự thăng bằng

và sự hòa hợp. Sau 3 thế kỷ làm văn hóa phục hưng giai cấp tư sản chưa đủ lực để làm

cách mạng giành chính quyền, mỹ thuật phát triển đến thế kỷ XVI thì trì trệ. Châu âu

bước sang thế kỷ XVII với nhiều biến động, đổi mới quan hệ sản xuất, xuất hiện nền

văn minh công nghiệp, cải cách tôn giáo… điều đó dẫn đến sự phát triển mới của xu

hướng nghệ thuật.



2. Đặc điểm nghệ thuật Cổ điển

2.1. Nghệ thuật Hội họa

- Coi thành tựu nghệ thuật Hy lạp, La mã là những mẫu mực để noi theo

- Lấy cái hài hòa, mực thước làm cơ sở thẩm mỹ

- Xung đột cơ bản mà nghệ thuật Cổ điển khai thác là sự xung đột giữa nghĩa vụ

và dục vọng.



34



"Cái chết của Socrate" của Họa sĩ Jaques-Louis-David

Do ảnh hưởng cổ điển, các nghệ sĩ cũng diễn tả những tư tưởng hướng về Hy

Lạp và La Mã. Họa sĩ Jaques-Louis-David đã vẽ bức danh họa " chết của Socrates "

theo cảm hứng từ nghệ thuật và văn hóa Cổ Hy Lạp. Các cuốn tiểu thuyết của Samuel

Richardson, Henry Fielding, Laurence Stern và Tobias Smolett... đã chứa đựng các

tình cảm trưởng giả, giống như thơ phú của Thomas Gray, Oliver Goldsmith và

William SCowper.

Nhưng dưới ánh vẻ hào nhoáng của các vương triều và trong các xã hội mà

quyền uy đã được coi như thiên mệnh, đang âm thầm các sức mạnh bộc phá, làm lung

lay nền móng của các chế độ cai trị. Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ là một đòn mạnh đánh

vào chủ thuyết thần quyền của các vị vua chúa, rồi Cuộc Cách Mạng Pháp đã làm rung

chuyển toàn thể châu Au. Thời kỳ cổ điển đã chứng kiến ngày tàn của các thể chế cũ

và bình minh của châu Au hiện ra với các biến đổi chính trị, kinh tế, nhờ đó quyền lực

được chuyển từ giai cấp quý tộc sang giai cấp trung lưu. Chế độ tư bản đang bành

trướng nhờ Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ với các tiến bộ về Khoa Học, Kỹ Thuật, nhờ

năng lực hơi nước, đường xe lửa,các nhà máy, các hầm mỏ . . .

Vào giữa thế kỷ 18, nhiều phát minh khoa học đã ra đời chẳng hạn như máy se

sợi của Hargreaves năm 1760, máy hơi nước của James Watt năm 1765, máy dệt của

Cartwright năm 1785, máy cán bông gòn của Eli Whitney năm 1793... Bộ môn Khoa

Học Thuần Lý đã có sự đóng góp của Benjamin Franklin tìm ra Điện Lực năm 1752,

Priestly khám phá ra Oxygen năm 1774 , Bác Sĩ Jenner hoàn chỉnh cách Chủng Ngừa

năm 1796, nhà toán học Laplace đã tính toán cách vận hành của Vũ Trụ và pin Điện

Cực được Alessandro Volta phát minh vào năm 1800. Sinh hoạt trí thức cũng có các

đóng góp đáng kể như cuốn sách "Lịch sử nghệ thuật cổ" của Winckelman xuất bản

35



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

×