1. Trang chủ >
  2. Văn Hóa - Nghệ Thuật >
  3. Điêu khắc - Hội họa >

BÀI 4: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT TRUNG CỔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 116 trang )


mỗi hàng là một gian với vòm bán nguyệt trên mi cửa. Lối kiến trúc này có ưu điểm là

khoẻ khoắn, chắc chắn. Nhưng do cửa sổ nhỏ và ít nên trong lòng kiến trúc thiếu sáng.

2. 3. Nghệ thuật Kiến trúc Gotich

Đến thế kỷ XII, ở Pháp xuất hiện một phong cách kiến trúc mới: phong cách

Gôtích (Gothique), đã tìm cách giải quyết những hạn chế kiến trúc Rômăng bằng một

số kỹ thuật mới như tạo những hàng cột bên vững chãi, là bộ cung kép để đỡ mái bên.

Để nâng cao vòm nhà, kiến trúc sư Gotích đã tạo ra hệ thống vòng cung gãy, khởi từ

những đầu cột chính, cắt nhau tại trung tâm của vòm nhà. Điểm đặc trưng để phân biệt

kiến trúc Gôtích với Rômăng là các vòm nhọn, các mi cửa không còn là cung tròn mà

là một nửa hình thoi. Sau này Gotích có thay đổi là các cung nhọn thì bây giờ là hai

cánh cung nối nhau ở đỉnh nhọn. Hình này là sự phối hợp hai thể thức Rômăng và

Gôtích. Nó vừa giải quyết được vấn đề chiều cao cho công trình, vừa giải quyết được

phần tạo dáng cho các vòm, vòng cung đẹp hơn, mềm mại hơn. Với cách xử lý kỹ

thuật mới, các nhà thờ Gôtích vươn cao trên bầu trời. Đồng thời ánh sáng vẫn chan hoà

trong lòng thánh đường, tạo một không gian kiến trúc tôn giáo phù hợp.

3. Nghệ thuật Hội họa

Ứng với mỗi phong cách kiến trúc lại có những thể loại tranh phù hợp. Với

phong cách Rômăng khi nghệ thuật mới được phục hồi trở lại sau một thời gian hạn

chế và tàn lụi thể loại tranh được phát triển là tranh khuôn khổ nhỏ, làm chức năng

minh hoạ cho các sách thánh kinh, hay còn gọi là các bức tiểu hoạ. Thể loại này có

màu sắc đơn giản. Ngôn ngữ đặc trưng là nét, bố cục đơn giản, xúc tích và dễ hiểu

đồng thời bộ lộ nội dung sâu sắc. Vì làm chức năng minh hoạ nên nội dung chính của

thể loại tranh này là nội dung tôn giáo.

Trong kiến trúc Gôtích, các nhà thờ có nhiều khoảng trống, phù hợp với thể loại

tranh ghép kính màu. Bằng nhiều lớp kính màu, thể loại tranh này đã tạo hiệu quả

trang trí cao. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua các lớp kính tạo ra một lớp ánh sáng

huyền ảo, gợi không khí huyền bí linh thiêng trong nhà thờ. Tranh ghép kính màu

ngày càng phát triển với nhiều kỹ thuật đa dạng hơn. Cùng với tranh ghép kính màu,

trong thời kỳ Gôtích còn thể loại tranh thờ, tranh thánh. Những tranh này phần lớn

được dùng trong trang trí, thờ phụng ở bàn thờ chúa. Đề tài chính là tranh vẽ các vị

thánh, chúa. Có thể có tranh đơn, nhưng cũng có thể bày nhiều bức tranh đơn ghép lại

thành bức thánh tượng bình (bức bình phong về tranh thánh) bày ngay trước bàn thờ

chúa, ở nghệ thuật Bidăngtanh, tranh ghép bằng các mảnh gốm màu hoặc các mảng đá

phát triển hơn cả.

Trong các thể loại tranh kể trên, hầu hết là mang nội dung trích ra từ kinh thánh.

Hình ảnh Chúa Trời đức mẹ và chúa hài đồng, các thánh được diễn tả bằng một quan

22



niệm tạo hình đặc biệt. Điều chi phối những quan niệm này lại chính là tôn giáo. Ví dụ

quan niệm tạo hình theo đẳng cấp được sử dụng triệt để. Các bậc thang đẳng cấp được

tạo ra theo tình cảm tôn giáo, tư duy tôn giáo. Điều này thể hiện ở nhiều lĩnh vực của

ngôn ngữ tạo hình, trong đó rõ nhất là ở tỷ lệ các nhân vật. Sự to nhỏ của hình tượng

nhân vật là tuỳ thuộc vào địa vị tôn giáo của nhân vật mà không theo xa gần. Các nhân

vật trong tranh thờ thường được kéo dài về tỷ lệ. Khuôn mặt gầy, hóp, đôi mắt mở to

ngơ ngác hay đắm chìm vào một thế giới xa xăm nào đó thể hiện sắc xảo chân dung

của người tu hành khắc khổ. Các màu xanh, đỏ, vàng được đặc biệt yêu thích trong

tranh trung cổ. Có thể nhận định một cách chính xác rằng nghệ thuật thời trung cổ đã

tạo ra được một kiểu người phù hợp với lý tưởng tôn giáo, niềm tin tôn giáo, ít chất

hiện thực nhưng giàu tính siêu hình thần bí, biểu hiện cảm xúc, tình cảm tôn giáo, kiểu

người mộ đạo thành kính.

Sau thời cổ đại, tình hình xã hội thay đổi. Tôn giáo ngự trị trong xã hội, hướng

cái đẹp lên thế giới của cha - con và thánh thần, thế giới thiên đàng vĩnh hằng. Nghệ

thuật mang tính nhân văn của Hy Lạp La mã cổ bị hạn chế không được tiếp tục phát

triển. Thay vào đó là một nền nghệ thuật tôn giáo phát triển gần như chiếm độc quyền.

Điều này tạo cơ sở để các nhà tư tưởng phục hưng cách tân và đưa ra phong cách nghệ

thuật mới, thay đổi một quan niệm sáng tạo nghệ thuật.

4. Nghệ thuật Điêu khắc

Cùng với sự phục hồi của kiến trúc, điêu khắc cũng được phục hồi trở lại từ thế

kỷ XI. Lúc đầu chỉ là những phù điêu trang trí với đề tài hoa lá… Do quy định nghiêm

ngặt của tôn giáo, giáo hội nên hình tượng người không được đề cập tới trong nghệ

thuật tạo hình. Theo quan niệm tôn giáo, sẽ bị kết tội nếu kẻ nào làm việc tạo ra con

người giống chúa trời. Say không bị cản trở bởi những tư tưởng cực đoan đó, trong

nghệ thuật dần xuất hiện hình tượng con người trong đề tài quen thuộc: “Ngày phán xử

cuối cùng”. Nhất là trong nghệ thuật gôtích, hình tượng điêu khắc được sử dụng rộng

rãi hơn. Tượng người diễn tả các vị thánh và đề tài phán xét cuối cùng chiếm phần lớn

trang trí kiến trúc như ở cổng phía nam của nhà thờ Sáctơrơ (Chartres) ở Pháp. Cổng

này còn được gọi là cổng ngày phán xét cuối cùng và lòng từ bi (1215 – 1240).

Điêu khắc Gôtích phát triển từ phù điêu hình tượng nỏi thấp đến cao dần, và

cuối cùng là tượng tròn. Tính khoa học trong hình tượng điêu khắc cũng ngày một

được nâng cao. Tỷ lệ cân đối hơn, hoàn thiện hơn. Trong nghệ thuật Bidăngtanh hầu

như không sử dụng hình tượng điêu khắc mà chủ yếu là diện trang trí bằng các hoạ tiết

trang trí phong phú và lộng lẫy về hình, màu sắc. Các mô típ thực vật như hoa hồng,

hoa cẩm chướng, lá nho… được sử dụng nhiều, kết hợp với các hoa văn hình học từ

thế kỷ XVI. Hoa văn động vật không được người Bidăngtanh chú trọng.

23



BÀI 5: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHỤC HƯNG

1.Văn hóa, xã hội thời kỳ Phục hưng

Đầu thế kỷ XIV, XV ở ý đã xuất hiện quan hệ tư bản chủ nghĩa. Điều này đã

tạo điều kiện cho văn hoá phục hưng do có tư tưởng mới xuất hiện, nền nghệ thuật

cũ không đủ đáp ứng nhu cầu tinh thần nữa, và với những phát kiến về phát minh

khoa học, địa lý… tạo khả năng giao lưu giữa các nền văn hoá Đông - Tây. Những

phát minh khoa học đã làm sáng tỏ nhiều điều về con người, về trái đất… những

điều đó trước đây bị nhiều tư tưởng như thần học, tôn giáo làm sai lệch.

Trong nghệ thuật tạo hình cũng có những phát minh mới, trực tiếp thúc đẩy

nghệ thuật phát triển, đặc biệt là hội hoạ. Đầu tiên là sự phát hiện ra một chất liệu mới

trong hội hoạ: Chất liệu sơn dầu. Ưu việt của nó là: Biểu hiện tốt, khả năng tả chất, tả

khối cao, màu sắc trong trẻo hơn, có độ sâu, bóng không thấm nước, đặc biệt tranh sơn

dầu giữ được lâu, bền màu. Sơn dầu có từ thế kỷ XV và nó được phổ biến sử dụng

trong giới hoạ sĩ khắp Châu Âu. Song song với sơn dầu là việc nhà kiến trúc sư kiêm

nhà văn Lê ôn Bát tít sta An béc ti (Leon Battista Alberti: 1404 - 1472) đã phát minh

ra phép phối cảnh, đó là diễn tả không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều, nó được

nghiên cứu cẩn thận và hoàn thiện. Các hoạ sĩ có thể biểu hiện chiều sâu ngàn dặm lên

mặt phẳng tranh. Đó là một phát minh trong lịch sử mỹ thuật, tạo điều kiện cho hội

hoạ phát triển mạnh nhất từ trước tới lúc đó. Các nghệ sĩ thời phục hưng còn dũng cảm

vượt qua rào chắn của tôn giáo tìm cách nghiên cứu về tỉ lệ, về giải phẫu tạo hình cơ

thể người. Đồng thời với thành tựu của kỹ thuật in, nhiều sách về giải phẫu tạo hình cơ

thể người đã được xuất bản. Cái đẹp thời phục hưng là cái đẹp của sự hài hoà và cân

đối. Hình tượng con người được coi là kiểu mẫu cho tất cả. Mục tiêu văn hoá phục

hưng là đấu tranh cho sự giải phóng con người. Kẻ thù của các nhà tư tưởng nhân văn

và nghệ sĩ phục hưng là sự nghèo đói và dốt nát. Lý tưởng thẩm mỹ phục hưng là lý

tưởng về sự hoàn thiện, hoàn mỹ. Cân đối và hài hoà là cơ sở xây dựng cái đẹp theo lý

tưởng thẩm mỹ phục hưng. Được biểu hiện trong từng tác phẩm thời kỳ này.

Thời tiền phục hưng

Có thể nói mỹ thuật phục hưng bắt đầu ở ý với trung tâm là Florence và Siene

vào cuối thế kỷ XIV. Thời kỳ này đã ghi lại tên tuổi của một số nghệ sĩ nổi tiếng như

Giốt tô đi Bôn đô nê (Giotto Bonone: 1267 – 1337), Duye xi ô (Duccio: 1278 – 1319),

… Sang thế kỷ XV mỹ thuật phục hưng phát triển mạnh hơn. Tuy vậy về phong cách

nghệ thuật chưa hoàn toàn định hình. Vì vậy, thời kỳ này được gọi là thời kỳ tiền phục

hưng. Về hội hoạ thời tiền phục hưng có sự thay đổi lớn lao, hình tượng nhân vật được

diễn tả có khối. Quan niệm nghệ thuật hiện thực được chú trọng. Con người xuất hiện

trong tranh giống như trong cuộc đời: Sống động và giàu tình cảm. Cùng với nó điêu

24



khắc cũng có thành tựu lớn, những nhà điêu khắc danh tiếng của thời kỳ này là Lô ren

giô ghi béc ti (Lorenzo ghiberti) với tác phẩm Hai cánh cửa rửa tội ở Floren; Đô na ten

lô với pho tượng vị thủ lĩnh Gát ta mơ la ta, Đa vít, Vê rô ki ô với các pho tượng kỹ

mã nổi tiếng…

Kiến trúc thế kỷ XV được đánh dấu bằng các đặc điểm mới: Ở thời kỳ này kiến

trúc thế tục vượt qua trình độ phát triển của kiến trúc tôn giáo. Thời trung cổ, kiến trúc

tôn giáo chiếm ưu thế tuyệt đối với các phong cách kiến trúc Rômăng, Gôtích,

Bidăngtanh. Kiến trúc thời này là sự kết hợp thể thức kiến trúc trung cổ (Gôtích) với

nghệ thuật kiến trúc La mã. Trong thiết kế dành vị trí quan trọng cho nóc tròn trên đồ

án hình vuông. Chòm cột nhỏ ở nhà thờ Gôtích được thay thế bằng trụ vuông hay cột

tròn to. Vòm bán nguyệt trong kiến trúc Rômăng được thay thế bằng vòm tròn hỗn

hợp cung tròn và nhọn của Rômăng và Gôtích. Sang nửa sau thế kỷ XV phong cách

kiến trúc khởi đầu từ Floren được lan truyền đến các trung tâm khác của ý như Vơ ni

dơ. Trong phong cách cũng có sự thay đổi, bởi sự tĩnh lặng, nghiêm trang thoáng đạt

hơn và trang trí nhiều hơn.

Thời kỳ phục hưng phát triển (thế kỷ XVI)

Thế kỷ XVI được coi là thế kỷ cổ điển phục hưng (Renaissance Classique) theo

cách hiểu trong nghệ thuật thời kỳ cổ điển của một nền, một phong cách nghệ thuật

chính là lúc nghệ thuật đó đạt đến đỉnh cao, hoàn thiện, mẫu mực và định hình về

phong cách. ở thời tiền phục hưng, mỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu. Song ở một

vài tác giả, ở một số tranh của họ bên cạnh sự đổi mới về phong cách vẫn còn đôi chút

ảnh hưởng của con người, sự biểu cảm chưa thật sâu sắc… Nhưng sang thế kỷ XVI,

mỹ thuật ý đã thực sự phục hưng. Một nền nghệ thuật đi theo hướng hiện thực, tự

nhiên đã phát triển rực rỡ, để lại nhiều tác giả và tác phẩm có giá trị còn tồn tại mãi

mãi. Một phong cách nghệ thuật mới đã thực sự định hình. Thời kỳ này chứng kiến sự

phát triển của hội hoạ, điêu khắc cũng như kiến trúc. Đây là thời kỳ của những tên tuổi

nổi tiếng như Đônatô Bramăngtơ (Donato Bramante: 1444 - 1514): Kiến trúc sư danh

tiếng nhất của thời phục hưng với công trình kiến trúc vĩ đại và đồ sộ là nhà thờ thánh

Pie (Saint Pierre), với công trình này được coi là toà giáo đường lớn nhất và là một kỳ

quan của thế giới kitô giáo, Mi ken lăng giơ (Mikenlange) - nhà điêu khắc, kiến trúc

sư, hoạ sĩ…

Trước phục hưng, tranh trên giá chưa thực sự phát triển. Suốt thời kỳ cổ đại,

trung cổ thể loại tranh được sử dụng mạnh nhất là bích hoạ. Hay nói một cách khác là

tranh luôn gắn với kiến trúc, “tựa” vào các mảng tường và tồn tại cùng với kiến trúc.

Đến phục hưng, nhiều hoạ sĩ với những tác phẩm của họ được con người của nhiều

thời đại yêu thích. Chưa bao giờ, hội hoạ lại phát triển và đạt được nhiều thành công

như thời kỳ phục hưng. Các thể loai tranh đều được các hoạ sĩ thích thú thể hiện. Được

25



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

×